TAILIEUCHUNG - Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế tuy mới thành lập nhưng đã có sự phát triển và đã đạt được những thành công đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, cần phải nghiên cứu thực trạng và đề xuất được các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho SV, nhất là trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ Nguyễn Thị Thu Hà Ban Đào tạo Đại học, Đại học Huế TÓM TẮT Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục sức khỏe sinh sản (GDSKSS), duy trì nòi giống càng được quan tâm, đặc biệt là GDSKSS cho thanh thiếu niên và SV. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề này, bởi hiện nay, SKSS thanh thiếu niên trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đang rơi vào tình trạng báo động đáng lo ngại. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế tuy mới thành lập nhưng đã có sự phát triển và đã đạt được những thành công đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, cần phải nghiên cứu thực trạng và đề xuất được các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho SV, nhất là trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho SV mà chúng tôi đề xuất là: 1) Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và SV về quản lý công tác GDSKSS; 2) Thực hiện tốt kế hoạch hóa quản lý công tác GDSKSS; 3) Tổ chức, triển khai tốt việc thực hiện kế hoạch quản lý công tác GDSKSS: 4) Phối hợp quản lý chặt chẽ giữa quá trình giáo dục của nhà trường với gia đình, cộng đồng, xã hội và sự tự giáo dục của cá nhân sinh viên; 5) Động viên, tổ chức hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để SV tham gia nghiên cứu khoa học với các đề tài có liên quan. 1. Đặt vấn đề Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Xã hội càng phát triển thì vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản (GDSKSS), duy trì nòi giống càng được quan tâm, đặc biệt là GDSKSS cho thanh thiếu niên, vì đây là đối tượng có tiềm năng to lớn, quyết định sự lớn mạnh và thịnh vượng của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra Chiến lược quốc gia
đang nạp các trang xem trước