TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu TiO2/CNTs bằng phương pháp thủy phân kết hợp siêu âm
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu tổng hợp vật liệu TiO2/CNTs từ tetra-isopropyl-orthotitanate (TPOT) và cacbon nano ống (Carbon nanotubes-CNTs) bằng phương pháp thủy phân kết hợp siêu âm. Tỷ lệ mol TPOT/CNTs, pH và thời gian siêu âm thích hợp đã được xác định dựa vào khả năng quang xúc tác phản ứng phân hủy xanh metylen của vật liệu. | NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU TiO2/CNTs BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY PHÂN KẾT HỢP SIÊU ÂM NGUYỄN ĐỨC VŨ QUYÊN* ĐẶNG XUÂN TÍN , HỒ VĂN MINH HẢI Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế * Email: vuquyen2702@ Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu tổng hợp vật liệu TiO2/CNTs từ tetra-isopropyl-orthotitanate (TPOT) và cacbon nano ống (Carbon nanotubes-CNTs) bằng phương pháp thủy phân kết hợp siêu âm. Tỷ lệ mol TPOT/CNTs, pH và thời gian siêu âm thích hợp đã được xác định dựa vào khả năng quang xúc tác phản ứng phân hủy xanh metylen của vật liệu. Các đặc trưng của vật liệu TiO2/CNTs được xác định bằng các phương pháp XRD, EDX, IR,SEM và DRS. Kết quả nghiên cứu cho thấy với tỉ lệ mol TPOT/CNTs = 12,5 %;pH = 8 và thời gian siêu âm 2 giờ, vật liệu TiO2/CNTs thu được có khả năng xúc tác quang hóa tốt. Với dung dịch xanh metylen có nồng độ ban đầu 20 ppm, liều lượng 1 g/L, thời gian chiếu xạ UV 2 giờ, hiệu suất quang xúc tác phân hủy xanh metylen của vật liệu đạt 92,2 %. Từ khóa: TiO2/CNTs, xúc tác quang hóa, oxi hóa xanh metylen 1. MỞ ĐẦU Ô nhiễm chất hữu cơ trong nước đang là vấn đề gây tác động nguy hiểm đến sức khỏe con người. Có nhiều phương pháp để xử lý ô nhiễm chất hữu cơ trong nước như sử dụng các vật liệu hấp phụ hay thực hiện các phản ứng oxi hóa. Trong đó, một phương pháp có hiệu quả khá cao đã được sử dụng với mục đích phân hủy các hợp chất hữu cơ, đặc biệt là các hợp chất màu hữu cơ, là thực hiện phản ứng oxi hóa với xúc tác quang hóa [5, 8]. Với ưu điểm không độc, bền hóa và giá thành thấp, vật liệu xúc tác quang hóa TiO2 từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong những phản ứng phân hủy những hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nước [2, 3]. Tuy nhiên, TiO2 chỉ thể hiện hoạt tính xúc tác quang hóa mạnh trong điều kiện ánh sáng tử ngoại (UV) (do năng lượng vùng cấm khá rộng từ 3,0 đến 3,2 eV) và khả năng tái kết hợp giữa cặp electron và lỗ trống quang sinh cao nên làm giảm hoạt tính xúc tác [9, 10]. Để vượt qua giới hạn này, một trong những phương .
đang nạp các trang xem trước