TAILIEUCHUNG - Chế tạo và nghiên cứu tính chất xúc tác quang hóa của sợi Nano TiO2

Bài viết Chế tạo và nghiên cứu tính chất xúc tác quang hóa của sợi Nano Tio2 trình bày: Kết quả cho thấy không thể tạo màng từ hỗn hợp chỉ chứa polyme PVP, trong khi đó màng tạo ra từ hỗn hợp PVP và TBT ở dạng sợi mượt và đồng đều,. . | BÀI BÁO KHOA HỌC CHẾ TẠO VÀ NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT XÚC TÁC QUANG HÓA CỦA SỢI NANO TiO2 Nguyễn Trung Hiếu1 Tóm tắt: Sợi nano TiO2 được chế tạo bằng phương pháp phun điện thế quay (electrospinning) từ hỗn hợp dung dịch polyme có thành phần là polyvinyl pyrrolidone (PVP) và tiền chất của TiO2, tetrabutyl titanate (Ti(OC4H9)4) (TBT). Sợi TBT/PVP sau khi chế tạo được phân tích các đặc tính riêng bằng các phương pháp hiện đại như phân tích nhiệt (TG-DTA), phân tích nhiễu xạ (XRD), hiển vi điện tử quét (FE-SEM) và hiển vi điện tử truyền qua (TEM). Kết quả cho thấy không thể tạo màng từ hỗn hợp chỉ chứa polyme PVP, trong khi đó màng tạo ra từ hỗn hợp PVP và TBT ở dạng sợi mượt và đồng đều. Sau khi nung ở nhiệt độ 500 °C, sợi nano TiO2 chứa các tinh thể TiO2 ở dạng anatase được hình thành có đường kính trung bình khoảng 100 nm. Đặc tính xúc tác quang hóa của sợi nano TiO2 được khảo sát dựa trên khả năng phân hủy methylene blue (MB) và diệt vi khuẩn . Từ khóa: Sợi nano TiO2 ; phương pháp điện thế quay; xúc tác quang; diệt khuẩn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Trong những năm gần đây, chất xúc tác quang, đặc biệt là TiO2 đã và đang là đối tượng được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều các lĩnh vực như bio-sensor, dược phẩm, mỹ phẩm. do TiO2 là chất bán dẫn và có bề mặt riêng khá lớn, đặc biệt khi tồn tại ở kích thước nano (Nguyễn Văn Dũng nnk., 2006; Nguyễn Văn Hưng nnk., 2014; Lakshmi nnk., 1995). Dưới tác động của năng lượng tia tử ngoại, TiO2 có khả năng phân hủy rất nhiều loại chất ô nhiễm hữu cơ hấp phụ lên bề mặt của nó, do vậy đây được coi là một trong những vật liệu quan trọng dùng trong xử lý môi trường (Ding nnk., 2008; Doh nnk., 2008; Im nnk., 2008). Đa số các sản phẩm có khả năng xúc tác quang hóa làm từ TiO2, khi đưa vào sử dụng đều gặp khó khăn trong việc thu hồi và tận dụng chất xúc tác quang, ở đây chính là các hạt nano TiO2. Các hạt này bị tách ra khỏi khối vật liệu xúc tác, phân tán và trôi theo cùng với nước thải (Doh nnk., 2008). Để giải quyết vấn đề này,

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.