TAILIEUCHUNG - Một số vấn đề lí luận, pháp lí, thực tiễn về quyền của người cao tuổi

Trong khi chưa có Công ước về quyền của người cao tuổi, các quốc gia cần tuân thủ các nguyên tắc của Liên Hợp quốc và các công ước của ILO có liên quan đến người cao tuổi. Pháp luật quốc gia về người cao tuổi phải được xây dựng theo nguyên tắc tiếp cận dựa trên quyền và cần phải xem người cao tuổi là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội mà nhà nước phải bảo vệ trong mọi hoàn cảnh, kể cả trong thời kỳ bị khủng hoảng nhất về nguồn lực. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 3 (2018) 43-53 Một số vấn đề lí luận, pháp lí, thực tiễn về quyền của người cao tuổi1 Vũ Công Giao* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận 29 tháng 7 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 07 tháng 9 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 9 năm 2018 Tóm tắt: Già hoá dân số chứa đựng cả những thách thức và cơ hội cho các quốc gia, người cao tuổi về cơ bản không phải là gánh nặng mà là một nguồn lực của các gia đình và xã hội. Để bảo đảm “già hoá dân số thành công”, cần bảo đảm các quyền của người cao tuổi. Trong khi chưa có Công ước về quyền của người cao tuổi, các quốc gia cần tuân thủ các nguyên tắc của Liên Hợp quốc và các công ước của ILO có liên quan đến người cao tuổi. Pháp luật quốc gia về người cao tuổi phải được xây dựng theo nguyên tắc tiếp cận dựa trên quyền và cần phải xem người cao tuổi là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội mà nhà nước phải bảo vệ trong mọi hoàn cảnh, kể cả trong thời kỳ bị khủng hoảng nhất về nguồn lực. Từ khóa: Người cao tuổi, quyền của người cao tuổi, già hoá dân số, quyền con người. thuận lợi khác về môi trường xã hội nên công dân có thể sống khoẻ mạnh và vẫn có đóng góp cho xã hội kể cả trong độ tuổi khá cao. Trong bối cảnh đó, độ tuổi được xem là “tuổi già” và gắn với nó là khái niệm “người cao tuổi” có xu hướng cao hơn ở các nước đang phát triển. Cụ thể, hầu hết các nước châu Âu xem người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên, trong khi ở một số nước châu Phi độ tuổi được xem là người cao tuổi chỉ vào khoảng 50 đến 55. Về phía các tổ chức quốc tế, Uỷ ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá (cơ quan giám sát thực hiện Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá năm 1966 của Liên Hợp quốc) trong Bình luận chung số 6 năm 1995 (về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá của người cao tuổi) xác định người cao tuổi là người từ 60 tuổi [1]. Quỹ dân số Liên Hợp quốc (UNPFA), 1. Khái niệm, đặc điểm và những nguyên tắc trong

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.