TAILIEUCHUNG - Thành phần sterol, glycerol ester và thiophen trong cành cây cúc tần (Pluchea indica L.) của Việt Nam
Nghiên cứu lần đầu tiên thành phần hóa học của cành cây cúc tần (Pluchea indica L.) của Việt Nam đã phân lập được stigmasterol, 1-eicosanoyl glycerol, alcohol no mạch dài, 2-(prop-1-ynyl)-5-(5,6-dihydroxyhexa-1,3-diynyl)-thiophen, stigmasterol 3-O-β-Dglucopyranosid và β-sitosterol 3-O-β-D-glucopyranosid. Cấu trúc của các hợp chất được xác định bằng các phổ MS và NMR. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 2 (2018) 78-82 Thành phần sterol, glycerol ester và thiophen trong cành cây cúc tần (Pluchea indica L.) của Việt Nam Phan Minh Giang*, Văn Thị Thanh Huyền, Đỗ Thị Việt Hương Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 21 tháng 5 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 13 tháng 6 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 14 tháng 6 năm 2018 Tóm tắt: Nghiên cứu lần đầu tiên thành phần hóa học của cành cây cúc tần (Pluchea indica L.) của Việt Nam đã phân lập được stigmasterol, 1-eicosanoyl glycerol, alcohol no mạch dài, 2-(prop-1-ynyl)-5-(5,6-dihydroxyhexa-1,3-diynyl)-thiophen, stigmasterol 3-O-β-Dglucopyranosid và β-sitosterol 3-O-β-D-glucopyranosid. Cấu trúc của các hợp chất được xác định bằng các phổ MS và NMR. Từ khóa: Pluchea indica, Asteraceae, sterol, glycerol ester, thiophen. 1. Mở đầu quan với tác dụng của các dịch chiết [8, 11]. Mặc dù lá và cành non đều được dùng trong các dạng thuốc thảo dược, các nghiên cứu về cây cúc tần mọc ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào phần lá hoặc phần trên mặt đất, chưa có các nghiên cứu riêng về thành phần hóa học có trong cành cây. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về đóng góp của các bộ phận của cây vào công dụng y dược của cây cúc tần, nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm tìm hiểu về sự tích lũy của các hợp chất thứ cấp có trong cành cây. Cây cúc tần (Pluchea indica L.) thuộc chi Pluchea của họ Cúc-Asteraceae được dùng ở Việt Nam làm thuốc chữa cảm sốt, giúp tiêu hóa, chữa lỵ [1]. Các dịch chiết P. indica thể hiện nhiều hoạt tính sinh học như kháng các vi khuẩn Gram dương và Gram âm [2], chống viêm qua ức chế sự sản sinh NO [3], chống oxi hóa và ức chế enzym acetylcholine esterase [4], ức chế sự tăng sinh [5] hoặc gây sự chết theo chương trình của tế bào ung thư người [6]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy cây P. indica tích lũy các hợp chất sesquiterpen [7], flavonoid [8], lignan glycoside [7], acid caffeoyl quinic [9], .
đang nạp các trang xem trước