TAILIEUCHUNG - Tìm hiểu tư duy hướng biển của Nguyễn Trường Tộ nửa cuối thế kỉ XIX - Huỳnh Tâm Sáng
Từ nửa cuối thế kỉ XIX, Nguyễn Trường Tộ với “tư duy hướng biển” được thể hiện qua hàng loạt các đề xuất cải cách như tăng cường ngoại giao, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, mở mang các hải cảng, đảm bảo an ninh cảng biển đã để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử dân tộc. Nghiêm khắc phê phán tư duy “bế quan tỏa cảng” của các đình thần, Nguyễn Trường Tộ đã xem việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của biển và tiến tới kiểm soát biển là cơ sở quan trọng để xây dựng một nước Việt Nam phú cường. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 10(76) năm 2015 _ TÌM HIỂU TƯ DUY HƯỚNG BIỂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX HUỲNH TÂM SÁNG* TÓM TẮT Từ nửa cuối thế kỉ XIX, Nguyễn Trường Tộ với “tư duy hướng biển” được thể hiện qua hàng loạt các đề xuất cải cách như tăng cường ngoại giao, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, mở mang các hải cảng, đảm bảo an ninh cảng biển đã để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử dân tộc. Nghiêm khắc phê phán tư duy “bế quan tỏa cảng” của các đình thần, Nguyễn Trường Tộ đã xem việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của biển và tiến tới kiểm soát biển là cơ sở quan trọng để xây dựng một nước Việt Nam phú cường. Từ khóa: triều Nguyễn, Nguyễn Trường Tộ, cải cách, tư duy hướng biển. ABSTRACT A study of Nguyen Truong To’s sea-oriented thought during the second half of the 19th century During the second half of the 19th century, Nguyen Truong To’s “sea-oriented thought” followed by the pioneering ideas such as building up foreign relations, advancing international cooperation, developing seaports, ensuring seaports security has left much to be admired. Nguyen Truong To’s sea-oriented vision on the systematic perceptions of the sea and the need to control the sea could be seen as an invaluable contribution towards building a strong and prosperous Vietnam. Keywords: Nguyen dynasty, Nguyen Truong To, reform, sea-oriented thought. 1. Bối cảnh lịch sử và cơ sở cho tư duy hướng biển của Nguyễn Trường Tộ Vào cuối thế kỉ XVIII, chủ nghĩa tư bản có những bước phát triển vượt bậc khiến giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị, chi phối nhiều trong vấn đề chính trị - kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển cực thịnh đã đặt ra nhu cầu về nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa cho các quốc gia tư bản, đặc biệt là các nước lớn. Trước xu thế bành trướng của chủ nghĩa tư bản phương Tây, * Việt Nam với vị
đang nạp các trang xem trước