TAILIEUCHUNG - Nhân vật trữ tình trong thơ Trần Đăng Khoa sau thời thiếu niên

Đi sâu tìm hiểu thơ Trần Đăng Khoa sau thời niên thiếu, chúng tôi nhận thấy: sự đổi thay của hoàn cảnh và cảm hứng sáng tác của tác giả đã làm hiện diện rõ hai “môtip” nhân vật trữ tình mới trong thơ anh: nhân vật trữ tình - người lính và nhân vật trữ tình suy tư, chiêm nghiệm những nỗi niềm nhân thế. | 51(3): 18 - 23 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA SAU THỜI NIÊN THIẾU Lê Hồng My (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên) Vào những năm 1968 - 1970, hiện tượng thơ Trần Đăng Khoa đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của những người sáng tác, phê bình thơ và những người yêu thơ. Tên tuổi Trần Đăng Khoa - “Em bé thi sĩ của Việt Nam” - đã được giới thiệu rộng rãi trên báo chí trong và ngoài nước. Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ thời niên thiếu của Trần Đăng Khoa đã được khẳng định qua bài giới thiệu: “Thơ em Khoa” của nhà thơ Xuân Diệu (1973); bài báo khoa học: “Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời kỳ niên thiếu” của nhà nghiên cứu Trần Đăng Xuyền (2003) và qua nhiều tài liệu nghiên cứu khác. Tuy nhiên, hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ sau thời niên thiếu của Trần Đăng Khoa lại là vấn đề mới chưa được nghiên cứu. Đi sâu tìm hiểu thơ Trần Đăng Khoa sau thời niên thiếu, chúng tôi nhận thấy: sự đổi thay của hoàn cảnh và cảm hứng sáng tác của tác giả đã làm hiện diện rõ hai “môtip” nhân vật trữ tình mới trong thơ anh: nhân vật trữ tình - người lính và nhân vật trữ tình suy tư, chiêm nghiệm những nỗi niềm nhân thế. Cả hai dạng nhân vật trữ tình này đều có tiền đề từ trước nhưng đến chặng đường sáng tác sau mới hiện lên rõ nét. 1. Người lính nơi biên cương và biển khơi Anh bộ đội, chú bộ đội là hình ảnh sáng đẹp trong thơ thời niên thiếu của Trần Đăng Khoa. Các chú bộ đội trong thơ bé Khoa thật hiền, thật vui, lại cực kỳ dũng cảm, mang vẻ đẹp huyền thoại gắn liền với những chiến công vang dội, những kỳ tích lẫy lừng. Với tâm nguyện “Trận đánh cuối cùng không thể thiếu tên tôi”, với tình yêu Tổ quốc và lẽ sống thiêng liêng: “Cao hơn trang thơ là cả cuộc đời, là Tổ quốc một còn, một mất” (Thư thơ), Trần Đăng Khoa bước vào cuộc đời quân ngũ khi cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam bước vào trận cuối. Mang “Màu áo lính với niềm tâm sự lính”, cảm xúc về người lính càng dồi dào, hình ảnh người lính càng đậm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.