TAILIEUCHUNG - Kết quả nghiên cứu về khả năng phục hồi rừng sau nương rẫy ở phân ban khe Rỗ - khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Bắc Giang
Trong nội dung bài báo này, chúng tôi trình bày một số kết quả nghiên cứu một cách khái quá về diễn thế phục hồi rừng của hệ sinh thái rừng sau nương rẫy, bao gồm biến đổi thảm thực vật gắn liền với các yếu tố sinh thái theo thời gian. | 52(4): 76 - 81 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI RỪNG SAU NƢƠNG RẪY Ở PHÂN BAN KHE RỖ - KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ, BẮC GIANG Nguyễn Văn Hoàn (Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang) Lê Ngọc Công (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên) I. Đặt vấn đề Rừng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người, đó là nơi cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị. Nơi lưu giữ nguồn gen quý cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa của sinh vật. Thế nhưng trong quá trình phát triển, con người đã tác động quá mức làm cho rừng bị suy kiệt, nhiều vùng trên trái đất đã tàn phá rừng để trồng cây lương thực hoặc khai thác trắng lặp đi lặp lại nhiều lần làm cho rừng bị hủy diệt. Theo các nhà khoa học, năm 1999 toàn thế giới chỉ còn khoảng triệu hecta. Ở Việt Nam, năm 1943 diện tích rừng chiếm 43% tổng diện tích thì nay chỉ còn 28 – 32%, có nơi như vùng Đông Bắc Bộ chỉ còn dưới 10%. Phân ban Khe Rỗ trước đây là khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, được thành lập năm 1995 thuộc xã An Lạc - huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang. Là nơi có hệ thực vật phong phú và điển hình cho vùng Đông Bắc Việt Nam. Cùng với tình hình chung của cả nước, trước khi thành lập, rừng ở đây bị khai thác, chặt phá mạnh ở nhiều nơi, nên để lại rừng tự nhiên có mức độ suy thoái khác nhau, chủ yếu là phục hồi sau khai thác kiệt, sau nương rẫy chiếm tới gần 2/3 diện tích có rừng tự nhiên. Từ khi các tác động tiêu cực vào rừng được ngăn chặn, rừng đang dần phục hồi trở lại. Để làm tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển vốn rừng, những năm qua khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử đã chú trọng đến công tác phục hồi rừng tự nhiên. Song để phục hồi nhanh hệ sinh thái rừng có hiệu quả, cần phải có những nghiên cứu cơ bản từng đặc điểm của quá trình tái sinh qua các giai đoạn phục hồi, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp, tận dụng tối đa năng lực tái sinh tự nhiên của rừng gắn liền với điều kiện sinh thái của khu vực. Trong nội dung bài báo này, .
đang nạp các trang xem trước