TAILIEUCHUNG - Quan điểm chính trị và lối sống ẩn dật của Nguyễn Dữ qua Chuyện đối đáp của người tiều ở núi Na
Nội dung nghiên cứu của bài viết là phân tích quan điểm chính trị, một nhận thức, suy xét và một sự dự cảm sâu sắc về thời cuộc cũng như sự tự ý thức về hoàn cảnh cá nhân và thân phận của Nguyễn Dữ. Lấy văn học làm phương tiện ký thác, Nguyễn Dữ đã viết Truyền kỳ mạn lục, mà trong đó, thiên Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na là một trong những sự thể hiện tiêu biểu và sáng rõ nhất cho điều đó. | Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Lê Văn Tấn QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ VÀ LỐI SỐNG ẨN DẬT CỦA NGUYỄN DỮ QUA CHUYỆN ĐỐI ĐÁP CỦA NGƯỜI TIỀU Ở NÚI NA Lê Văn Tấn* 1. Đặt vấn đề Là một người tài cao, học rộng, từng đỗ Cử nhân, tam trường thi Hội, lại từng tham gia hoạn lộ trên dưới một năm, vậy mà Nguyễn Dữ lại sớm trở về với chốn lâm tuyền sống một cuộc đời ẩn dật. Đằng sau thái độ, hành động chối bỏ con đường nhập cuộc đó chắc hẳn là cả một quan điểm chính trị, một nhận thức, suy xét và một sự dự cảm sâu sắc về thời cuộc cũng như sự tự ý thức về hoàn cảnh cá nhân và thân phận của Nguyễn Dữ. Lấy văn học làm phương tiện ký thác, Nguyễn Dữ đã viết Truyền kỳ mạn lục, mà trong đó, thiên Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na là một trong những sự thể hiện tiêu biểu và sáng rõ nhất cho điều đó. 2. Nội dung nghiên cứu Trong thiên truyện này, Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật người tiều phu ở núi Na - người phát ngôn cho Nguyễn Dữ về quan điểm chính trị và lối sống ẩn dật (lưu ý hình tượng Đạo nhân và hình tượng người ẩn dật là hệ thống nhân vật xuất hiện trong rất nhiều thiên khác của Truyền kỳ mạn lục)†. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ ra một không gian, một khung cảnh - môi trường hoạt động của nhân vật này là rừng núi, cao và sâu ở đất Thanh Hoá - nơi trở về với cội nguồn của danh nho Nguyễn Dữ: “Đất Thanh Hoá phần nhiều là núi, bát ngát bao la đến mấy ngàn dặm. Trong đó có một ngọn núi cao chót vót, tên gọi là núi Na. Núi có cái hang sâu, dài mà hẹp, hiểm trở mà quạnh hiu, bụi trần không bén tới, chân người không bước tới” [2,338]. Còn người tiều phu thì: “Hàng ngày, trong động có người tiều phu gánh củi đi ra, đem đổi lấy cá và rượu, cốt được no say chứ không lấy một đồng tiền nào. Hễ gặp ông già, trẻ con dưới đồng bằng lại nói những chuyện trồng dâu, trồng gai một cách vui vẻ” * NCS. – Trường ĐHSP Hà Nội Xin xem thêm Lê Văn Tấn, “Truyền kỳ mạn lục” và sự thể hiện tư tưởng ẩn dật của Nguyễn Dữ”, Tạp chí Khoa học - Đại học Sư phạm Hà Nội, số 2/2006, - .
đang nạp các trang xem trước