TAILIEUCHUNG - Cuộc đời bên ngoài và những cuộc đời bên trong
Tiểu thuyết Cuộc đời bên ngoài của Vũ Huy Anh viết về một vấn đề mang tính nhân bản: đấu tranh cho hạnh phúc đích thực của con người, giải phóng những người phụ nữ khỏi bóng tối của tôn giáo. Bằng ngôn ngữ sinh động, đậm màu sắc công giáo, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, tác giả đã lột tả không khí ngột ngạt, u tối, tàn tạ của nhà dòng đồng thời thể hiện thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của nhân vật. Nghệ thuật kể chuyện và ý nghĩa nhân văn, triết lý của tác phẩm đã tạo nên sức rung động mạnh mẽ đối với người đọc. | Ngô Thu Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 9 - 12 CUỘC ĐỜI BÊN NGOÀI VÀ NHỮNG CUỘC ĐỜI BÊN TRONG Ngô Thu Thủy* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tiểu thuyết Cuộc đời bên ngoài của Vũ Huy Anh viết về một vấn đề mang tính nhân bản: đấu tranh cho hạnh phúc đích thực của con người, giải phóng những người phụ nữ khỏi bóng tối của tôn giáo. Bằng ngôn ngữ sinh động, đậm màu sắc công giáo, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, tác giả đã lột tả không khí ngột ngạt, u tối, tàn tạ của nhà dòng đồng thời thể hiện thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của nhân vật. Nghệ thuật kể chuyện và ý nghĩa nhân văn, triết lý của tác phẩm đã tạo nên sức rung động mạnh mẽ đối với người đọc. Từ khóa: Cuộc đời bên ngoài, công giáo, nhà dòng, hạnh phúc, triết lý, Tê-rê-sa Lành. Cuộc đời bên ngoài của Vũ Huy Anh là cuốn tiểu thuyết đạt giải thưởng chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984. Tác phẩm lấy tựa đề là cuộc đời bên ngoài nhưng hiện lên trong trang sách lại là toàn bộ cuộc đời bên trong của nhà dòng và thế giới nội tâm của nhân vật chính: nữ tu sĩ trẻ trung, xinh đẹp: Tê-rê-sa Lành. Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm dường như không có gì đặc biệt, nhưng cả thiên truyện lại có sức hấp dẫn với người đọc, khiến những ai đã cầm cuốn sách trên tay, khó có thể rời nó khi chưa đọc đến dòng cuối cùng. Là nhà văn quan tâm đến đồng bào công giáo, khác Nguyễn Khải, Chu Văn Vũ Huy Anh lựa chọn đề tài nữ tu, bởi những am hiểu, trải nghiệm và phần nhiều là tình cảm ông dành cho họ. Nhà văn tâm niệm: “Những nữ tu sĩ là những tín đồ tự giam hãm và bị giam hãm trong một cuộc sống hết sức khổ cực, khổ cực đến mức đọa đày và là những người sùng tín nhất Viết về họ, trách nhiệm giải phóng họ, vì vậy là một công việc nhân đạo cần thiết” [2]. Tâm niệm ấy đã được gửi gắm trong Cuộc đời bên ngoài thông qua số phận, cuộc đời của các nữ tu sĩ dòng Mến Thánh Giá mà tiêu biểu là Tê-rê-sa Lành. Cuộc sống bên trong nhà dòng với những cấm đoán về vật chất, tinh thần, những lề
đang nạp các trang xem trước