TAILIEUCHUNG - Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên

Nội dung chính của bài viết là nêu lên một số di sản văn hóa phi vật thể của Tây Nguyên là không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (năm 2005), sử thi của các dân tộc Tây Nguyên được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (năm 2014). | 18/1/2016 Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên - Báo Đắk Lắk điện tử VĂN HÓA PHI VẬT THỂ - LINH HỒN CỦA DI SẢN TÂY NGUYÊN Cập nhật lúc 08:50, Thứ Bảy, 21/11/2015 (GMT+7) Vùng Trường Sơn - Tây Nguyên là nơi cư trú lâu đời của nhiều dân tộc bản địa như Cơ Tu, Hrê, Chăm Hroi, Êđê, J’rai, Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ - Triêng, M’nông, Mạ, Kơ Ho. Các tộc người nơi đây còn bảo lưu nhiều vốn văn hóa nguyên sơ, đầy chất nhân văn; trong đó, di sản văn hóa phi vật thể là nét tinh hoa được chắt lọc ngàn đời mang đậm truyền thống nhân văn, tạo nên bản sắc văn hóa của các dân tộc bản địa Tây Nguyên. Một số di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào đã được sưu tầm, nghiên cứu và vinh danh: Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (năm 2005), sử thi của các dân tộc Tây Nguyên được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (năm 2014). Hội voi ở Đắk Lắk. Một trong những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của đồng bào Tây Nguyên chính là lễ hội dân gian. Lễ hội các dân tộc là sự hội tụ cao độ của các tinh hoa văn hóa, những gì hay nhất, đẹp nhất hầu như tập trung lại để từ đây, thông qua sự tham gia của các thành viên, lan tỏa trở lại cộng đồng. Mỗi dân tộc đều có hệ thống lễ hội khác nhau. Dân tộc Êđê có những lễ hội tiêu biểu như: Lễ cúng cơm mới, Lễ cúng thần lúa, Lễ cúng bến nước, Lễ cúng thần đất, Lễ cầu mưa. Dân tộc M’nông có một số lễ hội như Lễ kết nghĩa anh em, Lễ cưới, Lễ tang. và lễ nghi nông nghiệp như Lễ cúng lúa đầy bồ, Lễ Tâm ngết. Dân tộc J’rai có một số lễ hội dân gian tiêu biểu liên quan đến chu kỳ canh tác nương rẫy; vòng đời người và các lễ hội cộng đồng. Trong lễ nghi vòng đời người, đáng chú ý là lễ cầu sức khỏe, lễ thổi tai, lễ bỏ mả (pơ thi). Lễ hội bỏ mả (Pơ thi) của người J’rai, Ba Na là lễ hội mang đậm dấu ấn văn hóa tộc người. Từ lễ hội hình thành nhiều loại hình di sản như nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật tạo hình. Nếu như múa .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.