TAILIEUCHUNG - Bài 4: Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng
Bài 4: Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng gồm các nội dung chính: I. Những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020; II. Những nội dung cơ bản của đường lối phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020. chi tiết nội dung tài liệu. | Bài 4 ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẢNG I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2011-2020 Đại hội XI của Đảng đã tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 và thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 1. Quan điểm phát triển Chiến lược đã đề ra 5 quan điểm phát triển như sau: Một là, phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Để phát triển bền vững về kinh tế, cần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi trường. Đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững. Hai là, đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới. Ðổi mới trong lĩnh vực chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế 1 kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ .
đang nạp các trang xem trước