TAILIEUCHUNG - Làng Ba-na trong sách Người Ba-na ở Kon Tum của Nguyễn Kinh Chi - Nguyễn Đổng Chi
Cuốn sách Mọi Kontum của hai tác giả Nguyễn Kinh Chi - Nguyễn Đổng Chi xuất bản năm 1937 (tái bản năm 2011 dưới nhan đề mới: Người Ba-na ở Kon Tum) là tác phẩm dân tộc học đầu tiên của người Việt viết về vùng đất Tây Nguyên. Hơn ba phần tư thế kỷ đã trôi qua, nhiều nội dung của cuốn sách vẫn còn mới mẻ, thậm chí rất thời sự đối với công cuộc phát triển bình ổn vùng đất này. Có được những thành quả ấy là nhờ cách nhìn, cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của các tác giả. tham khảo bài viết để biết thêm chi tiết. | 62 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (119) . 2015 LÀNG BA-NA TRONG SÁCH NGƯỜI BA-NA Ở KON TUM CỦA NGUYỄN KINH CHI - NGUYỄN ĐỔNG CHI Nguyên Ngọc* Năm 2008 tôi có tham gia việc xuất bản sách Rừng người thượng của Henri Maýtre, viết năm 1912, được coi là công trình khảo sát Tây Nguyên công phu và toàn diện nhất cho đến tận ngày nay. Sách do Viện Viễn Đông bác cổ ở Hà Nội phối hợp với Nhà xuất bản Tri thức ấn hành. Người dịch là Lưu Đình Tuân, tôi nhận phần hiệu đính và viết “Phàm lệ”. Có một Ban khoa học được thành lập để xử lý những vấn đề khoa học liên quan đến việc dịch và in sách. Chúng tôi gặp ngay một vấn đề: trong nguyên bản tiếng Pháp, sách có tên là Les jungles moi, có thể dịch là Rú mọi hay Rừng mọi. Ban khoa học cân nhắc, thấy để từ mọi ngay trên bìa sách sẽ dễ gây sốc, nên quyết định bản dịch ra tiếng Việt sẽ có tên trên bìa là Rừng người thượng; tuy nhiên bên trong sách thì giữ nguyên từ mọi đúng như nguyên bản, và sẽ nói rõ lý do trong “Phàm lệ”. Được giao giải thích điều này trong “Phàm lệ”, tôi đã viết rằng theo tôi từ mọi vốn ban đầu không hề có ý nghĩa xấu. Nó bắt nguồn từ từ tơmoi trong tiếng Ba-na (Bahnar), có nghĩa là khách. Tôi đã biết từ này khi sống ở vùng Ba-na. Cẩn thận, tôi tìm tra thêm Từ điển Bahnar-Pháp của Guilleminet; theo Guilleminet, tơmoi được dịch sang tiếng Pháp có các nghĩa sau: hôte (khách), invité d’un autre village (khách được mời từ một làng khác đến), étranger (lạ, người lạ), ennemi (thù, kẻ thù), pays étranger (nước khác, ngoại quốc). Những người phương Tây đầu tiên lên Tây Nguyên là các Linh mục Thiên chúa giáo; khi bị triều đình nhà Nguyễn truy đuổi họ tìm đường lên vùng cao nguyên miền Tây để tránh khủng bố, và truyền đạo vào người bản địa nhằm xây
đang nạp các trang xem trước