TAILIEUCHUNG - Tối ưu hóa quy trình xử lý mẫu thảo dược để xác định một số kim loại nặng bằng phương pháp xử lý ướt trong hệ lò vi sóng

Nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát 5 mẫu dược liệu. Mẫu đã được làm khô và nghiền thành bột mịn. Sau đó xử lý mẫu theo phương pháp vô cơ hóa ướt bằng hỗn hợp axit (HNO3 65% và H2O2 30%) trong hệ lò vi sóng. Qua việc khảo sát điều kiện đặt vào lò vi sóng, chúng tôi đã lựa chọn được điều kiện phù hợp để xử lý 5 mẫu dược liệu, và tiến hành xác định Cadimi (Cd), Chì (Pb) bằng phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa (GF-AAS). Quy trình xử lý mẫu được kiểm tra lại bằng mẫu lặp và mẫu thêm chuẩn. Kết quả đo Cd, Pb bằng phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa được so sánh với phương pháp ICP-MS. | Phạm Thị Thu Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 75 - 79 TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH XỬ LÝ MẪU THẢO DƯỢC ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ƯỚT TRONG HỆ LÒ VI SÓNG Phạm Thị Thu Hà1*, Phạm Luận2 1 2 Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc Gia Hà Nội TÓM TẮT Nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát 5 mẫu dược liệu. Mẫu đã được làm khô và nghiền thành bột mịn. Sau đó xử lý mẫu theo phương pháp vô cơ hóa ướt bằng hỗn hợp axit (HNO3 65% và H2O2 30%) trong hệ lò vi sóng. Qua việc khảo sát điều kiện đặt vào lò vi sóng, chúng tôi đã lựa chọn được điều kiện phù hợp để xử lý 5 mẫu dược liệu, và tiến hành xác định Cadimi (Cd), Chì (Pb) bằng phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa (GF-AAS). Quy trình xử lý mẫu được kiểm tra lại bằng mẫu lặp và mẫu thêm chuẩn. Kết quả đo Cd, Pb bằng phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa được so sánh với phương pháp ICP-MS. Từ khóa: Thảo dược, kim loại nặng, hệ lò vi sóng, GF-AAS, phương pháp ICP-MS. MỞ ĐẦU* Thuốc chữa bệnh đầu tiên của loài người là từ cây cỏ thiên nhiên (thảo dược). Việc nghiên cứu nâng cao chất lượng thuốc và tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc là nhiệm vụ quan trọng của nghiên cứu khoa học công nghệ y dược góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nhưng cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì vấn đề ô nhiễm môi trường ảnh hưởng có hại đến chất lượng thảo dược làm thuốc cũng là vấn đề phải kiểm tra xem xét. Thảo dược có thể nhiễm một số kim loại nặng từ đất, nước và không khí. Vì vậy, trong giai đoạn phát triển mới của Ngành Dược liệu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, chúng ta không chỉ quan tâm nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học sử dụng làm thuốc mà cần phải quan tâm nghiên cứu và kiểm tra khống chế các chất có hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Để đảm bảo chất lượng dược liệu, dược điển nhiều nước có quy định giới hạn cho phép đối với kim loại nặng như BP 2001, USP 26[3, 6]. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.