TAILIEUCHUNG - Bồi dưỡng khả năng phát hiện và sửa chữa sai lầm trong lời giải bài tập toán cho học sinh

Nếu học sinh (HS) có khả năng phát hiện và sửa chữa sai lầm trong giải toán thì sẽ khắc phục được những sai lầm trong giải toán và phát triển các năng lực trí tuệ cho bản thân. Bài báo này, chúng tôi trình bày một số ví dụ theo hướng bồi dưỡng khả năng phát hiện và sửa chữa sai lầm trong giải bài tập toán cho HS. | Trần Việt Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 151 - 154 BỒI DƯỠNG KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN VÀ SỬA CHỮA SAI LẦM TRONG LỜI GIẢI BÀI TẬP TOÁN CHO HỌC SINH Trần Việt Cường1*, Lê Văn Tuyên2 1 Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên, 2 Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang TÓM TẮT Nếu học sinh (HS) có khả năng phát hiện và sửa chữa sai lầm trong giải toán thì sẽ khắc phục được những sai lầm trong giải toán và phát triển các năng lực trí tuệ cho bản thân. Bài báo này, chúng tôi trình bày một số ví dụ theo hướng bồi dưỡng khả năng phát hiện và sửa chữa sai lầm trong giải bài tập toán cho HS. Từ khoá. Học sinh, sai lầm, bồi dưỡng, bài tập toán, sửa chữa. Giải toán có thể xem là một trong những hình thức chủ yếu của hoạt đông toán học của HS. Các bài toán là phương tiện hiệu quả trong việc làm cho HS nắm vững các tri thức, phát triển khả năng tư duy, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo cho bản thân. Việc giáo viên (GV) tổ chức dạy học môn Toán cho HS hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán nói riêng và phát triển khả năng giải quyết vấn đề nói chung cho HS.* Thực tiễn dạy học đã cho thấy, chất lượng học toán của HS còn chưa cao, biểu hiện qua năng lực giải toán còn hạn chế do HS còn mắc nhiều sai lầm trong quá trình giải toán. Vì vậy, khả năng phát hiện và sửa chữa sai lầm của HS là một trong những mấu chốt để góp phần tăng tính hiệu quả của giờ học. Tư duy sai lầm trong hoạt động nhận thức, trong cuộc sống nói chung, trong giải toán nói riêng đem đến những tác hại lớn. Vì vậy, trong dạy học, việc phát hiện sớm những sai lầm của HS trong tư duy nói chung, tư duy giải toán nói riêng để giúp các HS kịp thời sửa chữa có một ý nghĩa rất quan trọng. HS nếu có được khả năng này thì việc học tập môn toán trở nên hiệu quả hơn. Mô tả cho khả năng này, chúng tôi minh hoạ bằng một số ví dụ sau: Ví dụ 1. “Giải bất phương trình 2 x 2 − 6 x + 4 ≤ 2 x + 2 (1)”. Một số HS giải như sau: Lời giải thứ nhất: Từ (1) ta có * Tel: 0978 626727, Email: .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.