TAILIEUCHUNG - Đọc lại Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam từ một quan niệm rộng về hiện thực trong truyện cổ tích

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Giáo sư Nguyễn Đổng Chi là một công trình sưu tầm, ghi chép và nghiên cứu có giá trị về nhiều phương diện. Công trình đã được đánh giá tích cực từ những cách tiếp cận khác nhau. Bài viết này thử dùng cách tiếp cận “từ một quan niệm rộng về hiện thực trong truyện cổ tích”, nêu lên một số nhận xét về mối quan hệ giữa truyện cổ tích với các phạm trù hiện thực xã hội học, phạm trù hiện thực dân tộc học và phạm trù tâm lý. | 12 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (119) . 2015 ĐỌC LẠI KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM TỪ MỘT QUAN NIỆM RỘNG VỀ HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH Chu Xuân Diên* I. Trong những công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực văn hóa - văn học dân gian của Giáo sư Nguyễn Đổng Chi, bộ sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có một vị trí đặc biệt. Dư luận chung của giới khoa học cũng như của đông đảo bạn đọc xem bộ sách sưu tầm và nghiên cứu truyện cổ tích Việt Nam dày tới trang(1) ấy là một “công trình nghiên cứu folklore đã trở thành cổ điển”.(2) Năm 1990, trong một bài viết để tưởng niệm GS Nguyễn Đổng Chi,(3) GS Đinh Gia Khánh có một nhận xét tinh tế như sau: “Cần phải nhấn mạnh rằng trong không ít trường hợp, khi đọc lại lần thứ hai công trình của Nguyễn Đổng Chi, người ta lại thấy một khía cạnh mới của đối tượng khoa học văn hóa được đề cập đến ở trong ấy. Trong cùng một công trình khoa học của Nguyễn Đổng Chi, có thể thâu nhận được những khía cạnh thông tin khác nhau, nếu người đọc xuất phát từ những giác độ tiếp cận khác nhau và nhằm tới những mục tiêu khác nhau”. Năm nay, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của GS Nguyễn Đổng Chi, đọc lại bộ sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tôi đã có dịp trải nghiệm “cách đọc Nguyễn Đổng Chi” của GS Đinh Gia Khánh: “thấy được khía cạnh mới của đối tượng khoa học”, “thâu nhận được những khía cạnh thông tin khác nhau xuất phát từ những góc độ tiếp cận khác nhau và nhằm tới những mục tiêu khác nhau”. Bài viết ngắn này là một ghi chép sơ lược những “thâu nhận” bước đầu của tôi. Bài viết chỉ xoay quanh vấn đề mối quan hệ của truyện cổ tích với hiện thực, trong vấn đề ấy cũng chỉ nhằm tới một mục tiêu: Tìm lời đáp cho câu hỏi hiện thực trong truyện cổ tích là những

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.