TAILIEUCHUNG - Về bức chân dung vua Quang Trung

Bài viết nêu lên những bức tranh cổ đã được phát hiện là Vua Quang Trung hay Phạm Công Trị. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018 101 TRAO ĐỔI VỀ BỨC CHÂN DUNG VUA QUANG TRUNG Lê Nguyễn Lưu* I. Những bức tranh cổ đã được phát hiện Thể hình, tạng mạo vua Quang Trung như thế nào, người ta chỉ biết một vài chi tiết qua những nét miêu tả sơ sài của thư tịch cổ, cho đến năm 1932, xuất hiện một bức tranh trên Đông thanh tạp chí (số 1), hình dung một vị tướng trẻ oai phong trong bộ nhung phục, ngồi trên mình ngựa. Tuy không rõ xuất xứ, nhưng đến năm 1968, tạp chí Sử Địa số 9 và 10 Tết Mậu Thân, đặc khảo về vua Quang Trung, in lại một cách trang trọng trên mặt bìa. Từ đó, không cần bàn cãi, các nhà nghiên cứu sử học, văn học, nghệ thuật ở nước ta mặc nhiên công nhận đó là chân dung đích thực của vua Quang Trung, và những ai tin rằng người cầm đầu sứ bộ sang triều kiến vua Càn Long chỉ là vua Quang Trung giả, thì cho rằng đó là chân dung Phạm Công Trị Nguyễn Duy Chính là người đầu tiên phát hiện và công bố trong bài “Bão kiến hay bão tất”, đăng trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (51). 2005, rằng những tư liệu cung đình Trung Quốc vào thời nhà Thanh cho biết đó là bức chân dung Hoàng đế Càn Long do ngài sai họa công vẽ lại lúc ông duyệt binh hồi trai trẻ, để tặng vua Quang Trung, người mà ông rất hâm mộ. Có hai thuyết về nguồn gốc của nó: 1. Bức chân dung do họa gia Giuseppe Castiglion vẽ năm 1739 khi vua Càn Long 28 tuổi; 2. Bức chân dung cũng do họa gia này vâng lệnh vua Càn Long vẽ năm 1759 để treo nơi Nam Uyển khi duyệt binh. Nguyễn Duy Chính so sánh nó với chân dung vua Càn Long khi còn trai tráng, thấy giống hệt nhau nhiều, chỉ khác biệt trong vài chi tiết nhỏ. Có thể khi nghe Phúc Khang An trình bày nguyện vọng của An Nam Quốc vương, Hoàng đế Càn Long cảm động vì “tấm lòng thành khẩn”, nhưng nếu vẽ chân dung mình hiện tại, một ông già lụ khụ “gần đất xa trời” thì trông chẳng ra thể thống gì, nên sai họa công sao lại chân dung mình hồi trẻ ngồi trên lưng ngựa, oai phong lẫm liệt,(1) để ban cho Nguyễn Quang Bình, đem về “cung phụng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.