TAILIEUCHUNG - Thờ cúng tổ tiên và các thần che chở gia đình của người Tày Bắc Kạn
Thờ cúng tổ tiên của người Tày là một hoạt động có ý thức của con người, là tình cảm biết ơn, tưởng nhớ, hướng về cội nguồn quá khứ. Cơ sở của sự hình thành ý thức về thờ cúng tổ tiên là niềm tin rằng linh hồn tổ tiên còn sống cùng với con cháu, có thể che chở và ban phúc cho con cháu. Cho nên, xét về mặt đạo đức, ý thức về tổ tiên mang giá trị nhân văn sâu sắc, nó phát khởi mối thiện tâm ở mỗi con người trong cộng đồng xã hội. | Lƣơng Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 23 - 28 THỜ CÖNG TỔ TIÊN VÀ CÁC THẦN CHE CHỞ GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI TÀY BẮC KẠN Lƣơng Thị Hạnh* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thờ cúng tổ tiên của ngƣời Tày là một hoạt động có ý thức của con ngƣời, là tình cảm biết ơn, tƣởng nhớ, hƣớng về cội nguồn quá khứ. Cơ sở của sự hình thành ý thức về thờ cúng tổ tiên là niềm tin rằng linh hồn tổ tiên còn sống cùng với con cháu, có thể che chở và ban phúc cho con cháu. Cho nên, xét về mặt đạo đức, ý thức về tổ tiên mang giá trị nhân văn sâu sắc, nó phát khởi mối thiện tâm ở mỗi con ngƣời trong cộng đồng xã hội. Thờ cúng Tổ tiên là một trong những hình thức tín ngƣỡng chủ đạo không chỉ có ở dân tộc Tày, mà có ở tất cả các tộc ngƣời nƣớc ta, hầu nhƣ không có gia đình nào là không thờ cúng tổ tiên, không thực hành lễ nghi theo tập tục trong gia đình và cộng đồng. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm ngƣời, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của ngƣời Tày nói riêng và ngƣời dân Việt Nam nói chung. Đó là một phong tục đẹp, có tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Từ khóa: Tổ tiên; thờ cúng; tín ngưỡng; văn hóa; linh hồn; bàn thờ; huyết tộc; kiêng kỵ Thờ cúng tổ tiên là một hiện tƣợng mang tính lịch sử - xã hội, tồn tại phổ biến ở nhiều nƣớc trên Thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt tốt của việc thờ cúng là nhắc nhở những ngƣời đang sống phải nhớ đến nguồn, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, biết kính trọng, phụng dƣỡng ông bà lúc sinh thời và thờ phụng khi mất. Lâu dần, sự thờ phụng đã trở thành đạo lý, thành lẽ sống, trở thành nét đẹp văn hoá truyền thống của các dân tộc. Song kèm theo nó là sự phiền toái, nặng nề khi mang màu sắc mê tín dị đoan, vụ lợi, ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống của con ngƣời.* Trong quá trình phát triển của lịch sử, khái niệm tổ tiên cũng có sự biến đổi, phát triển. Nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi huyết thống gia đình, họ tộc mà đã mở rộng ra phạm vi cộng đồng
đang nạp các trang xem trước