TAILIEUCHUNG - Nguồn hàng và thương phẩm của Quảng Bình trong sự phát triển thương mại Đàng Trong thế kỷ XVI-XVIII

Trong sự bùng nổ của các quan hệ thương mại, Quảng Bình cũng là địa điểm cung cấp nhiều mặt hàng giá trị. Các thương phẩm này không chỉ phục vụ cho hoạt động thương mại mà còn đáp ứng nhu cầu của cư dân bản địa. Thông qua các hình thức trao đổi giữa miền ngược và miền xuôi, những mối liên hệ giữa đồng bằng và miền núi đã cho thấy sự gắn bó mật thiết giữa biển và lục địa trong thương mại Đàng Trong. Cùng tìm hiểu về nguồn hàng và thương phẩm của Quảng Bình trong sự phát triển thương mại Đàng Trong thế kỷ XVI-XVIII trong bài viêt sau đây. | 31 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (120) . 2015 NGUỒN HÀNG VÀ THƯƠNG PHẨM CỦA QUẢNG BÌNH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVI-XVIII Vũ Thị Xuyến* Cùng với cách nhìn truyền thống từ lục địa, thì cách nhìn từ biển(1) (A view from the sea) và cách nhìn từ núi(2) (A view from the mountain) ngày càng được thừa nhận, sử dụng rộng rãi khi nghiên cứu lịch sử, văn hóa Việt Nam. Với đường bờ biển dài hơn , biển từ rất sớm đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá trình sinh thành, tạo dựng và phát triển của dân tộc Việt. Là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, những đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của miền Trung sẽ không được lý giải, thấu hiểu một cách triệt để và sâu sắc nếu không gắn chúng với biển, với duyên hải. Dấu ấn của biển đã in đậm trong cơ tầng văn hóa bản địa của miền Trung, đặc biệt là trong sự phát triển của vương quốc cổ Champa. Kết hợp những ghi chép trong nguồn tư liệu thư tịch cổ cùng thành tựu nghiên cứu của khảo cổ học, nhân học, các nhà nghiên cứu ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định truyền thống thương mại xuất hiện từ sớm của người Chăm. Với cái nhìn cởi mở với biển,(3) người Chăm đã sớm khai thác, phát triển thương mại biển và trở thành một vương quốc biển điển hình ở khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ I đến thế kỷ XV. Kế thừa truyền thống hải thương của người Chăm, Nguyễn Hoàng khi vào trấn thủ Thuận Hóa cũng lựa chọn kinh tế thương mại làm bệ đỡ cho chính thể của mình. Triệt để khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho hoạt động hải thương, chúa Nguyễn đã mang lại sự hồi sinh cho các cảng thị miền Trung.(4) Trong hoạt động thương mại diễn ra mạnh mẽ thì các nguồn hàng và thương phẩm của Quảng Bình nói riêng và Đàng Trong nói chung giữ vai trò to lớn. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.