TAILIEUCHUNG - Cái ché trong đời sống văn hóa của người Cơ Tu và vai trò của nó trong “mạng lưới trao đổi hàng hóa miền xuôi-miền ngược”

Tiểu luận này dựa trên nghiên cứu điền dã của tác giả trong thời gian qua tại vùng Quảng Nam và Đà Nẵng là nơi tụ cư của dân tộc Cơ Tu. Tác giả nêu lên vai trò quan trọng của cái ché trong xã hội Cơ Tu từ xưa cho đến nay đồng thời gắn kết vai trò của nó như một chủ thể trong “mạng lưới trao đổi hàng hóa miền xuôi-miền ngược” được thiết lập ở vùng này dựa theo hai dòng sông chính là Thu Bồn và Vu Gia. Tác giả chứng minh mô hình kinh tế đặc thù này đã được hình thành từ thời vương quốc cổ Champa/Chiêm Thành và được cư dân sở tại kế thừa qua suốt nhiều thế kỷ. | 14 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (120) . 2015 CÁI CHÉ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI CƠ TU VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG “MẠNG LƯỚI TRAO ĐỔI HÀNG HÓA MIỀN XUÔI-MIỀN NGƯỢC”(1) Trần Kỳ Phương* Ché trong văn hóa của người Cơ Tu Trong một chuyến khảo sát nhân học về trao đổi hàng hóa giữa miền ngược và miền xuôi ở tỉnh Quảng Nam, chúng tôi đã lên huyện Đông Giang vào tháng 6 năm 2014; khi đến cơ quan Huyện ủy, ấn tượng đầu tiên của tôi là hình tượng của ba cái ché to lớn màu vàng đất tựa vào nhau được phục chế bằng xi-măng dựng ngay tại sân trước của cơ quan này (Hình 1). Trong bữa cơm chiều với ông Nguyễn Bằng, Bí thư Huyện ủy huyện Đông Hình 1. Ba cái ché dựng tại sân cơ quan Giang, người Cơ Tu, tôi có gợi chuyện Huyện ủy huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. và hỏi ông về ý nghĩa của việc dựng ba (Ảnh: Trần Kỳ Phương, 2014). cái ché tại sân của cơ quan Huyện ủy, thì, ông cho biết rằng, chính ông đã có ý tưởng dựng ba cái ché này, vì, theo ông: “Cái ché tượng trưng cho sự giàu có; sự đoàn kết; sự giao tiếp: đối ngoại-đối nội; và nghi lễ trong văn hóa truyền thống của người Cơ Tu. Ba cái ché tượng trưng cho ba huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam là Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang nơi có đa số người Cơ Tu sinh sống.” Cho nên khi chọn hình tượng ba cái ché để dựng tại cơ quan Huyện ủy, ông Bằng hàm ý rằng người Cơ Tu ở ba huyện miền núi này sẽ đoàn kết để xây dựng và phát triển kinh tế cũng như bảo tồn văn hóa truyền thống của mình. Điều đó cho chúng ta biết rằng cái ché vẫn còn một sức sống mạnh mẽ trong sinh hoạt và gắn bó mật thiết với tình cảm của người Cơ Tu cho đến hiện nay. Việc chọn ba cái ché để biểu tượng cho văn hóa Cơ Tu của ông Bằng phản ảnh một truyền thống văn hóa lâu đời của

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.