TAILIEUCHUNG - Không phải truyện cổ tích (Đọc lại Túp lều nát của Nguyễn Đổng Chi)
Bài viết phân tích giá trị nội dung và các thủ pháp nghệ thuật trong thiên phóng sự văn học Túp lều nát của Nguyễn Đổng Chi. Theo tác giả, đây là một tác phẩm có giá trị cao của dòng văn học hiện thực giai đoạn 1932-1945. Trong sự nghiệp trước tác của Nguyễn Đổng Chi, nghiên cứu khoa học xã hội mới là sự nghiệp chính của tác giả. Nhưng chỉ với tập phóng sự này, Nguyễn Đổng Chi đã khẳng định tư cách nghệ sĩ già dặn của ngòi bút ông. | 70 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (119) . 2015 KHÔNG PHẢI TRUYỆN CỔ TÍCH (Đọc lại Túp lều nát của Nguyễn Đổng Chi) Phạm Xuân Nguyên* Trong tâm trí tôi, tên tuổi ông Nguyễn Đổng Chi (1915-1984) gắn liền với bộ sách năm tập Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Ấy là khi còn nhỏ tuổi. Lớn lên, vào nghề văn, tôi biết ông còn là tác giả một cuốn sách khác rất giá trị là Việt Nam cổ văn học sử. Lại nghe nói, chứ chư đ ợc đọc, ông có cuốn Mọi Kontum (viết a ư chung với Nguyễn Kinh Chi). Nghĩa là hình ảnh ông Nguyễn Đổng Chi ở tôi là một nhà dân tộc học, nhà nghiên cứu văn hóa, văn học, văn học dân gian. Cho nên tôi đã bất ngờ khi được biết ông, ngoài khảo luận nghiên cứu, còn cầm bút sáng tác. Và khi đọc các sáng tác của ông thì sự bất ngờ của tôi thành một niềm vui phát hiện. Đặc biệt là ở thiên phóng sự Túp lều nát ông viết trong khoảng thời gian 1933-1936, khi ông chỉ mới qua tuổi hai m ơi. Theo tôi đây là ư một tác phẩm có giá trị cao của dòng văn học hiện thực 1932-1945. “Túp lều” ở đây là hình ảnh tác giả ví với cái làng, nơi ng ời dân quê sinh ư sống. Như g đó là “túp lều nát” bởi vì ngư øi dân quê bị các chức sắc ở làng “lừa n ơ dân, ăn dân, hiếp dân, và bức dân đến chết”. Tác giả tập phóng sự, một ngư øi có ơ chữ, một thầy giáo, một nhà báo có lương tâm và trách nhiệm, đã dụng công hơn 5 tháng trời “để nhìn, để nghe những cảnh t ợng mà tôi không thể tin đ ợc là có ư ư xảy ra - và xảy ra luôn - ở trên dải đất có đến hai Chính phủ trị vì núp dư ùi bóng ơ cờ ba sắc”. Tập phóng sự viết xong, Nguyễn Đổng Chi đề lên trang đầu: “KÍNH DÂNG Cụ Lớn BÙI BẰNG ĐOÀN ng ời nắm cán cân công bằng của pháp luật, ư quyển sách thô bỉ này”. Tại sao lại “thô bỉ”? Bởi vì .
đang nạp các trang xem trước