TAILIEUCHUNG - Phát ngôn hỏi trong Truyện Kiều với việc biểu thị các hành động ngôn ngữ gián tiếp
Khi tìm hiểu các phát ngôn hỏi (có sử dụng dấu hỏi ở cuối câu) trong Truyện Kiều, chúng tôi thấy rằng: tác giả (người dẫn truyện) và các nhân vật đã tạo ra nhiều phát ngôn hỏi nhưng chỉ có một số ít phát ngôn là nhằm mục đích hỏi, còn lại phần lớn đều nhằm những mục đích khác. Cụ thể như hỏi để khẳng định, phủ định; để khuyên nhủ, thuyết phục, thỉnh cầu, thề nguyền,.; để thể hiện sự băn khoăn, phỏng đoán, ngờ vực; để hứa hẹn, cam kết; để bộc lộ cảm xúc. | Dương Thị Thuý Vinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 185 - 191 PHÁT NGÔN HỎI TRONG TRUYỆN KIỀU VỚI VIỆC BIỂU THỊ CÁC HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP Dương Thị Thúy Vinh Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Khi tìm hiểu các phát ngôn hỏi (có sử dụng dấu hỏi ở cuối câu) trong Truyện Kiều, chúng tôi thấy rằng: tác giả (người dẫn truyện) và các nhân vật đã tạo ra nhiều phát ngôn hỏi nhưng chỉ có một số ít phát ngôn là nhằm mục đích hỏi, còn lại phần lớn đều nhằm những mục đích khác. Cụ thể như hỏi để khẳng định, phủ định; để khuyên nhủ, thuyết phục, thỉnh cầu, thề nguyền,.; để thể hiện sự băn khoăn, phỏng đoán, ngờ vực; để hứa hẹn, cam kết; để bộc lộ cảm xúc. Những hành động ngôn ngữ gián tiếp được biểu thị qua phát ngôn hỏi đã góp phần bộc lộ thái độ, tình cảm của tác giả và tính cách, phẩm chất của các nhân vật, qua đó khẳng định tấm lòng và tài năng của Nguyễn Du. Từ khóa: ngôn ngữ, phát ngôn hỏi, hành động ngôn ngữ gián tiếp, Truyện Kiều, Nguyễn Du. . Như chúng ta đã biết, hành động ngôn ngữ (hay hành vi ngôn ngữ, hành động nói, hành động ngôn từ) là một loại hành động của con người và được người nói hay người viết thực hiện bằng ngôn ngữ khi phát ra một lời nói, một câu văn. Các hành động ngôn ngữ thường được phân biệt theo một số loại khác nhau. Nhà ngôn ngữ học . Searle đã phân biệt thành năm nhóm lớn: trình bày, điều khiển, cam kết, biểu cảm và tuyên bố (x. 2, ).* Mặt khác, theo cách thức thực hiện, các hành động ngôn ngữ (HĐNN) còn được các nhà ngôn ngữ học phân biệt thành HĐNN trực tiếp và HĐNN gián tiếp. Trong HĐNN trực tiếp có sự thống nhất giữa hình thức và chức năng còn ở HĐNN gián tiếp thì không có sự thống nhất như vậy mà đó là cách dùng hình thức của HĐNN này để thực hiện chức năng của HĐNN khác. . Về đơn vị câu, người ta có thể nghiên cứu trên nhiều phương diện. Và ở phương diện sử dụng, mỗi câu cụ thể gắn với hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp,. được gọi là phát ngôn (PN). Nói cách khác, phát ngôn chính .
đang nạp các trang xem trước