TAILIEUCHUNG - Một số quy luật cấu trúc cơ bản của rừng trồng Tếch (Tectona grandis Linn. F) tại xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
Nghiên cứu quy luật cấu trúc rừng trồng Tếch (Tectona grandis Linn. F) tại xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cho thấy phân bố N/, N/Hvn rừng trồng Tếch thuần loài đều tuổi được mô phỏng tốt bằng hàm Weibull có dạng một đỉnh lệch trái. Điều này chứng tỏ đối tượng nghiên cứu đang trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển và hầu hết đang ở cấp đường kính thấp và giữ được đặc điểm cấu trúc rừng. Giữa và Dt rừng trồng Tếch có mối quan hệ chặt, chứng tỏ cây rừng có hiện tượng giao tán song vẫn tận dụng tốt không gian dinh dưỡng và không ảnh hưởng đến sinh trưởng của rừng. | Nguyễn Công Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 21 - 25 MỘT SỐ QUY LUẬT CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA RỪNG TRỒNG TẾCH (TECTONA GRANDIS LINN. F) TẠI XÃ CHIỀNG HẶC, HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA Nguyễn Công Hoan1*, Vũ Tiến Hinh2 1 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 2 Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu quy luật cấu trúc rừng trồng Tếch (Tectona grandis Linn. F) tại xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cho thấy phân bố N/, N/Hvn rừng trồng Tếch thuần loài đều tuổi được mô phỏng tốt bằng hàm Weibull có dạng một đỉnh lệch trái. Điều này chứng tỏ đối tượng nghiên cứu đang trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển và hầu hết đang ở cấp đường kính thấp và giữ được đặc điểm cấu trúc rừng. Giữa và Dt rừng trồng Tếch có mối quan hệ chặt, chứng tỏ cây rừng có hiện tượng giao tán song vẫn tận dụng tốt không gian dinh dưỡng và không ảnh hưởng đến sinh trưởng của rừng. Từ khóa: Cấu trúc rừng, điều chế rừng, rừng trồng Tếch ĐẶT VẤN ĐỀ* Rừng trồng Việt Nam cho đến nay chủ yếu là rừng trồng cung cấp gỗ nhỏ làm nguyên liệu ván dăm hoặc bột giấy. Hàng năm chúng ta phải nhập khẩu khoảng 85% gỗ nguyên liệu từ các nước trong khu vực để làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến hàng mộc xuất khẩu. Tếch là loài cây cho gỗ lớn, được đưa vào trồng ở Việt Nam vào những năm 50 của thế kỷ trước. Hiện nay, Tếch là một trong 14 loài cây chủ yếu để trồng rừng ở nước ta theo Quyết định số 433/QĐ-BNN-KHCN ngày 18/2/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La có diện tích rừng Tếch trồng là 148,986 ha chiếm 10,89% tổng diện tích rừng trồng Tếch trên địa bàn tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có những nghiên cứu tìm hiểu những quy luật cấu trúc rừng Tếch làm cơ sở khoa học để xây dựng các phương án điều chế, nuôi dưỡng rừng. Đó là lý do để nghiên cứu này được thực hiện tại xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu Xác định một
đang nạp các trang xem trước