TAILIEUCHUNG - Bài giảng Sinh lý học - Bài 6: Sinh lý điều nhiệt

Tài liệu “Sinh lý điều nhiệt” thuộc bộ bài giảng “Sinh lý học ĐH Y Hà Nội” có kết cấu nội dung trình bày về: Thân nhiệt, sinh nhiệt, các phương thức trao đổi nhiệt, cung phản xạ điều nhiệt, các cơ chế chống nóng, các cơ chế chống lạnh. tài liệu để nắm được việc trình bày: Các nguyên nhân sinh nhiệt và các phương thức thải nhiệt, cung phản xạ điều nhiệt, các cơ chế chống nóng và chống lạnh, các biện pháp điều nhiệt riêng của loài người. | BÀI 6 . SINH LÝ ĐIỀU NHIỆT Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các nguyên nhân sinh nhiệt và các phương thức thải nhiệt. 2. Trình bày được cung phản xạ điều nhiệt 3. Trình bày được các cơ chế chống nóng và chống lạnh. 4. Trình bày được các biện pháp điều nhiệt riêng của loài người Người thuộc loài hằng nhiệt (còn được gọi là động vật máu nóng) tức là có nhiệt độ cơ thể luôn hằng định, không bị thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Về mặt sinh lý học so sánh, đây là biểu hiện của tiến hoá. Thân nhiệt hằng định đảm bảo cho mọi quá trình chuyển hoá trong cơ thể diễn ra bình thường, không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Thân nhiệt được hằng định nhờ sự điều nhiệt, đảm bảo cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt. 1. THÂN NHIỆT Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. Nhiệt độ cơ thể khác nhau tùy theo từng vùng. Nơi có nhiệt độ cao nhất là gan, nơi có nhiệt độ thấp nhất là da và nhiệt độ của da ở các nơi khác nhau cũng khác nhau. Nói một cách tổng quát thì các tạng ở sâu, có chuyển hóa mạnh thì có nhiệt độ cao, còn càng ra ngoại vi thì nhiệt độ giảm đi. Nhiệt độ ở các mô sâu (được gọi là nhiệt độ vùng lõi hay nhiệt độ trung tâm) luôn được giữ hằng định 36 oC – 37,5 oC để đảm bảo điều kiện tối ưu cho các phản ứng hoá sinh. Trái lại, nhiệt độ của da và của các chi (được gọi là nhiệt độ ngoại vi hay nhiệt độ vùng vỏ) thấp hơn nhiệt độ trung tâm và thay đổi theo nhiệt độ và các điều kiện của môi trường (độ ẩm, gió. ). Nhiệt độ da đo ở các điểm khác nhau cũng khác nhau. Nhiệt độ đo được ở trực tràng, ở miệng, ở nách được coi là phản ánh thân nhiệt trung tâm. Nhiệt độ đo được ở trực tràng là ổn định nhất (nhiệt độ này đo ở điều kiện cơ sở là 36,3 – 37,1 C). Nhiệt độ đo được ở miệng thấp hơn nhiệt độ đo ở trực tràng 0,2 C – 0,5 C ; nhiệt độ đo được ở nách thấp hơn nhiệt độ đo ở trực tràng 0,5 C – 1 C. Tuy kém chính xác hơn nhưng đo thân nhiệt ở nách và ở miệng lại được dùng nhiều hơn vì đơn giản và thuận tiện. Nhiệt độ đo ở da

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.