TAILIEUCHUNG - Văn chính luận trung đại Việt Nam và Trung Quốc - tiếp biến và phát triển
Mục tiêu chính của đề tài khoa học "Văn chính luận trung đại Việt Nam và Trung Quốc - Tiếp biển và phát triển" là làm rõ những khác biệt của văn chính luận Trung Quốc và văn chính luận Việt Nam; khẳng định những đóng góp của văn chính luận Việt Nam trong lịch sử văn học dân tộc; khẳng định những giá trị về phương diện tư tưởng của văn chính luận Việt Nam trong xây dựng, vun đắp tình cảm yêu nước, tự hào và trong tranh biện, chiến thắng ngoại xâm; khẳng định những giá trị văn chương đặc sắc của văn chính luận Việt Nam. | TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA SƢ PHẠM VĂN CHÍNH LUẬN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC – TIẾP BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN NGUYỄN ĐỨC THĂNG AN GIANG, 4-2014 Đề tài nghiên cứu khoa học “Văn chính luận trung đại Việt Nam và Trung Quốc – tiếp biến và phát triển”, do tác giả Nguyễn Đức Thăng, công tác tại Khoa Sƣ phạm thực hiện. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và đƣợc Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trƣờng Đại học An Giang thông qua ngày 27 tháng 5 năm 2015 Thƣ kí NGUYỄN THỊ LAN PHƢƠNG Phản biện 1 Phản biện 2 TS. PHẠM THANH HÙNG NGUYỄN THANH PHONG Chủ tịch Hội đồng PGS,TS VÕ VĂN THẮNG TÓM TẮT Tên đề tài: “Văn chính luận trung đại Việt Nam và Trung Quốc - tiếp biến và phát triển” Tóm tắt: Thực hiện đề tài “Văn chính luận trung đại Việt Nam và Trung Quốc- tiếp biến và phát triển”, nghiên cứu nhằm khẳng định những tiếp nhận, phát triển của văn chính luận trung đại Việt Nam từ văn chính luận trung đại Trung Quốc. Để đạt những mục tiêu này, nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp văn bản học, phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp liên ngành, phƣơng pháp phân tích tổng hợp và đã khẳng định những thành tựu quan trọng của văn chính luận trung đại việt nam ở hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, tƣ tƣởng yêu nƣớc trong văn chính luận trung đại Việt Nam thể hiện nhận thức, quyết tâm bảo vệ chủ quyền độc lập của tổ quốc và tự do dân tộc. Thực thi sứ mệnh thiêng liêng, cao cả và khó này, văn chính luận kêu gọi, ngợi ca dân tộc đoàn kết, tƣớng sĩ một lòng quyết tâm đánh bại quân thù. Thậm chí, chúng ta còn mở những cuộc chinh phạt Trung Quốc nhằm phá tan âm mƣu xâm chiếm tổ quốc Việt Nam của kẻ thù. Về nghệ thuật, văn chính luận trung đại Việt Nam chủ yếu sử dụng ngôn ngữ chữ Hán để truyền đạt tƣ tƣởng, bày tỏ lập trƣờng và tranh biện nhằm khẳng định và thực thi chân lí. Vì thế, thông qua những áng văn chính luận, các nhà ngoại giao vừa thể hiện trình độ Hán học uyên thâm vừa thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt, sâu sắc trong sử dụng Hán ngữ tạo sức mạnh, sức thuyết phục trong tranh
đang nạp các trang xem trước