TAILIEUCHUNG - Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Biểu tượng văn hóa Chăm trong thơ Chăm đương đại
Luận án góp phần làm sáng tỏ phương diện chủ đề và biểu tượng văn hoá trong thơ Chăm đương đại (từ năm 1990 đến nay). Mặt khác, chúng tôi muốn làm rõ tư tưởng thực sự chi phối thơ ca Chăm đương đại để có thể thẩm định nó từ góc độ tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hoá nhằm góp phần làm rõ quy luật khách quan trong hành trình văn hoá và văn học dân tộc Chăm. | Điều này có thể lý giải như sau: Trước hết là do sự ảnh hưởng của triết học Ấn Độ. Triết học Ấn Độ minh định rõ bốn cứu cánh hay mục đích đời người. “Cứu cánh đầu tiên: Artha có nghĩa đại diện cho, thay thế cho, vì, nhằm vào, “là những sở hữu vật chất để chu toàn những nghĩa vụ cuộc sống”. Ở một bình diện khác, Kama hay dục, lòng ham muốn, là sự khoái lạc và tình yêu thương”, là cứu cánh thứ hai Để tránh cho cộng đồng khỏi đổ vỡ, suy đồi, tận tuỵ phụng sự công cuộc đó: công cuộc thâu mọi “bổn phận tôn giáo và đạo đức”. Nhưng như thế vẫn là chưa đủ, cả “tam chúng” trivarga đó. Chúng chỉ là những “theo đuổi thế gian” với bao triền phược, bổn phận và nghĩa vụ, trách nhiệm và gánh nặng. Ở chặng cuối, đạo sỹ Bà-la-môn nổ lực tự giải thoát để vươn lên cứu cánh tối hậu. Người Ấn sử dụng các hạn từ Mokca, apavarga, nirvrtti, và nivrtti để chỉ mục đích này Mokca, nghĩa là “buông, thả, trả tự do, phóng thích, ra đi, rời khỏi; hay apavarga, là “ngăn chặn, tiêu diệt, xua đuổi, dứt bỏ, nhổ bật, bứt rời; hoặc nirvrtti, là “sự biến mất, sự huỷ diệt, sự nghỉ ngơi, sự thanh tịnh, sự hoàn tất, sự hoàn thành, sự giải phóng khỏi sự tồn tại của trần gian ”. [95] Như vậy, trong chiều sâu tư tưởng triết học Ấn Độ ra đi, rời bỏ được xem là mục đích tối thượng, là cứu
đang nạp các trang xem trước