TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM thứ cấp) trong xử lý môi trường

Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM thứ cấp) trong xử lý môi trường chăn nuôi gà tại huyện Tam Đảo- tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả cho thấy, Sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót sinh học cho chăn nuôi gia cầm tại tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 đã cho kết quả rất tốt trong việc cải thiện môi trường chăn nuôi, làm giảm mùi hôi của chuồng nuôi. | Đào Văn Biên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 77 - 82 NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM VI SINH VẬT HỮU HIỆU (EM THỨ CẤP) TRONG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG CHĂN NUÔI GÀ TẠI HUYỆN TAM ĐẢO - TỈNH VĨNH PHÚC Đào Văn Biên*, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Tuấn Anh Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM thứ cấp) trong xử lý môi trường chăn nuôi gà tại huyện Tam Đảo- tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả cho thấy, Sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót sinh học cho chăn nuôi gia cầm tại tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 đã cho kết quả rất tốt trong việc cải thiện môi trường chăn nuôi, làm giảm mùi hôi của chuồng nuôi. Lượng khí thải NH3 giảm 5,71 lần; khí H2S giảm 4,48 lần so với phương pháp chăn nuôi truyền thống. Hàm lượng N, P, K trong phân tăng, cụ thể: Nitơ tổng số tăng 1,41 lần; Photpho tổng số tăng 1,62 lần; Kali tổng số tăng 1,58 lần, điều này làm tăng chất lượng phân bón. Trong khi đó hàm lượng các chủng vi sinh vật trong chuồng nuôi lại có xu hướng giảm mạnh. Sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu trong chăn nuôi gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường và tăng thu nhập cho người dân cao hơn so với phương pháp chăn nuôi truyền thống. Chế phẩm sinh học (EM thứ cấp) đã được đón nhận như là một giải pháp để đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Từ khóa: Đệm lót sinh học, chăn nuôi gà, EM thứ cấp , hiệu quả kinh tế, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước thì nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm chăn nuôi ngày càng đòi hỏi cao hơn không những về số lượng mà cả về chất lượng. Đi đôi với việc phát triển chăn nuôi, một vấn đề cần quan tâm giải quyết đó là bảo vệ môi trường, giảm thiểu những chất thải và chất độc do chăn nuôi gây ra đang trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội (Nguyễn Thị Liên và cộng sự, 2010) [2]. Hòa cùng xu thế phát triển của đất nước

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.