TAILIEUCHUNG - Khảo sát khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng giun trichocephalus suis của phương pháp ủ phân
Nội dung bài báo là nghiên cứu về khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng giun T. suis của phương pháp ủ phân nhằm hạn chế sự phát tán trứng giun T. suis ở ngoại cảnh và khả năng gây bệnh của chúng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Kết quả cho thấy: Các công thức ủ phân (khác nhau về nguyên liệu và tỷ lệ các nguyên liệu) đều có khả năng sinh nhiệt và diệt được trứng giun T. suis. Tuy nhiên, công thức ủ IV (phương pháp ủ phân compost) có khả năng sinh nhiệt tốt nhất và thời gian diệt trứng giun T. suis ngắn nhất so với các công thức I, II và III (phương pháp ủ nhiệt sinh học). | Nguyễn Thị Kim Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 134(04): 193 - 198 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH NHIỆT VÀ TÁC DỤNG DIỆT TRỨNG GIUN TRICHOCEPHALUS SUIS CỦA PHƯƠNG PHÁP Ủ PHÂN Nguyễn Thị Kim Lan2, Nguyễn Thị Bích Ngà1*, Hạ Thúy Hạnh3 Trương Thị Tính1, Vũ Minh Đức1, Nguyễn Đình Hải2 1 Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên 2 Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên 3 Trung tâm Khuyến nông quốc gia TÓM TẮT Nghiên cứu về khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng giun T. suis của phương pháp ủ phân nhằm hạn chế sự phát tán trứng giun T. suis ở ngoại cảnh và khả năng gây bệnh của chúng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Kết quả cho thấy: Các công thức ủ phân (khác nhau về nguyên liệu và tỷ lệ các nguyên liệu) đều có khả năng sinh nhiệt và diệt được trứng giun T. suis. Tuy nhiên, công thức ủ IV (phương pháp ủ phân compost) có khả năng sinh nhiệt tốt nhất và thời gian diệt trứng giun T. suis ngắn nhất so với các công thức I, II và III (phương pháp ủ nhiệt sinh học). Từ khóa: Phân lợn, ủ phân, Trichocephalus suis, nhiệt độ, trứng ĐẶT VẤN ĐỀ* Theo Phan Thế Việt và cs. (1977) [5], Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [4], Nguyễn Thị Kim Lan (2008, 2012) [2, 3], Roepstorff A. và cs (2011) [7], Nejsum P. và cs. (2012) [6], bệnh do giun tròn Trichocephalus suis (T. suis) gây ra ở lợn là bệnh phổ biến và gây tác hại lớn cho chăn nuôi lợn của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khi lợn mắc bệnh, trứng giun T. suis theo phân lợn bài xuất ra ngoại cảnh, làm lây lan dịch bệnh sang lợn khỏe. Điều tra thực tế cho thấy, tại tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh do giun T. suis gây ra ở lợn nói riêng còn chưa tốt. Nhiều hộ chăn nuôi chưa chú ý đến vấn đề xử lý phân diệt trứng giun, sán. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lợn nhiễm giun T. suis ở tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn còn khá cao. Vì vậy, cần có cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi lợn thực hiện các .
đang nạp các trang xem trước