TAILIEUCHUNG - Đề cương bài giảng Hóa học hữu cơ - ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
(NB) Đề cương bài giảng "Hóa học hữu cơ" có kết cấu nội dung gồm 6 chương, nội dung tài liệu gồm có: Đại cương hóa học hữu cơ, hydrocacbon, dẫn xuất halogen của hydrocabon, dẫn xuất oxy của hydrocacbon, amin và hợp chất diazo,. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & MÔI TRƯỜNG BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HÓA HỌC HỮU CƠ Người soạn: Phạm Thị Kim Thanh Hưng Yên, tháng 12 năm 2010 1 CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ . HÓA HỌC HỮU CƠ – CHẤT HỮU CƠ Hóa hữu cơ là môn khoa học nghiên cứu + thành phần + tính chất các hợp chất của cacbon. Trong thành phần các hợp chất hữu cơ ngoài cacbon còn chứa nhiều nguyên tố khác như H, O, S, halogen Nhưng cacbon được coi là nguyên tố cơ bản cấu tạo nên các hợp chất hữu cơ. . Đặc điểm và sự phát triển của hóa học hữu cơ. Từ thời xa xưa, người ta đã biết điều chế và sử dụng một số chất hữu cơ trong đời sống, như dấm (dung dịch loãng của axit axetic), một số chất màu hữu cơ, biết nấu rượu (C2H5OH) Thời kì giả kim thuật, các nhà hóa học đã biết điều chế một số chất hữu cơ như ete, etylic, urê Vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, các nhà hóa học đã chiết tách được từ động, thực vật nhiều axit hữu cơ như axit oxalic, axit xitric, axit lactic và một số bazơ hữu cơ (ancaloid). Năm 1806 lần đầu tiên Beczelius (*) đã dùng danh từ hóa học hữu cơ để chỉ ngành hóa học nghiên cứu các hợp chất có nguồn gốc động, thực vật. Thời gian này có thể xem như một cái mốc đánh dấu sự ra đời của môn khoa học này. Năm 1815, Beczelius đã đưa ra thuyết “lực sống” một luận thuyết duy tâm, cho rằng các hợp chất hữu cơ chỉ có thể tạo ra trong cơ thể động thực vật nhờ một lực sống đặc biệt mà bàn tay con người không thể điều chế được chúng trong các bình lọ, ống nghiệm như đối với các chất vô cơ. Ví dụ: CH4 từ C và H2 Thuyết “lực sống” đã thống trị hóa học trong nhiều năm. Sau đó thuyết “lực sống” dần dần bị đánh đổ nhờ các công trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Năm 1824 Wholer(*) đã tổng hợp được axit oxalic, một axit hữu cơ điển hình, bằng cách thủy phân dixian là một chất vô cơ. Năm 1828 cũng chính Wholer đã tổng hợp được ure( vốn có trong nước tiểu của động vật) từ xyanat amoni, một chất vô cơ: NH4CNO H 2N - .
đang nạp các trang xem trước