TAILIEUCHUNG - Đánh giá khả năng tổn thương tài nguyên và môi trường khu vực đảo Bạch Long Vỹ
Đảo Bạch Long Vỹ nằm giữa vịnh Bắc bộ có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn tự nhiên. Tuy nhiên, tài nguyên và môi trường khu vực chịu tác động mạnh từ những yếu tố tự nhiên bất lợi, trong đó có biến đổi khí hậu và các hoạt động nhân tác. Sử dụng phương pháp phân tích ma trận, khả năng tổn thương của 13 đối tượng tài nguyên và môi trường Bạch Long Vỹ được đánh giá tổng hợp theo tác động của 5 yếu tố biến cố tự nhiên và 10 yếu tố hoạt động nhân tác. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển T12 (2012). Số 4. Tr 15 - 28 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐẢO BẠCH LONG VỸ TRẦN ĐỨC THẠNH, NGUYỄN VĂN QUÂN Viện Tài nguyên và Môi trường Biển Tóm tắt: Đảo Bạch Long Vỹ nằm giữa vịnh Bắc bộ có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn tự nhiên. Tuy nhiên, tài nguyên và môi trường khu vực chịu tác động mạnh từ những yếu tố tự nhiên bất lợi, trong đó có biến đổi khí hậu và các hoạt động nhân tác. Sử dụng phương pháp phân tích ma trận, khả năng tổn thương của 13 đối tượng tài nguyên và môi trường Bạch Long Vỹ được đánh giá tổng hợp theo tác động của 5 yếu tố biến cố tự nhiên và 10 yếu tố hoạt động nhân tác. Chúng được phân cấp thành bốn nhóm có mức tổn thương khác nhau. Nhóm có khả năng tổn thương ở mức rất cao bao gồm: 1- HST rạn san hô, 2- HST bãi cát biển, 3- xói lở bờ đảo. Nhóm có khả năng tổn thương ở mức cao bao gồm: 1- nước ngầm, 2- nguồn lợi thuỷ sản, 3- HST bãi triều rạn đá, 4- chất lượng nước biển ven đảo, 5- cảnh quan và habitat nổi và 6- tài nguyên đất đảo. Nhóm có khả năng tổn thương mức trung bình bao gồm: 1- đa dạng sinh học và 2- HST đáy cứng. Nhóm có khả năng tổn thương ở mức thấp: 1cảnh quan ngầm và 2- HST đáy mềm. I. MỞ ĐẦU Bạch Long Vỹ (BLV) là một đảo xa bờ của Việt Nam nằm giữa vịnh Bắc bộ, có toạ độ địa lý 20°07’35” và 20°08’36” vỹ độ Bắc; 107°42’20” và 107°44’15” kinh độ Đông, cách Hòn Dấu - Hải Phòng 110km, cách đảo Hạ Mai 70km, cách mũi Ta Chiao - Hải Nam 130km. Đảo rộng 3,1km2, trong đó có 1,8km2 đất tự nhiên, còn lại là thềm đá ngập triều. Đảo có vị trí chiến lược và tầm quan trọng đặc biệt đối với an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển. Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo to lớn do có lợi thế giao lưu trong và ngoài nước, có nguồn tài nguyên thiên nhiên tại chỗ đáng kể và tài nguyên vùng biển bao quanh giàu có. Theo Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ, BLV là một trong số 16 khu bảo tồn biển Việt Nam. Do
đang nạp các trang xem trước