TAILIEUCHUNG - Vận dụng tư tưởng “học đi đôi với hành” của Hồ Chí Minh trong dạy và học ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay
Hiện nay, các trường cao đẳng, đại học đã quán triệt và thực hiện tương đối tốt tư tưởng này, song trên thực tế vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần khắc phục. Bài viết trình bày khái lược về vấn đề “Học đi đôi với hành” trong tư tưởng Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp vận dụng tư tưởng này trong quá trình dạy học ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 2-5 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG “HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH” CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG DẠY VÀ HỌC Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC HIỆN NAY Nguyễn Thị Thanh Hà - Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang Ngày nhận bài: 15/06/2018; ngày sửa chữa: 16/06/2018; ngày duyệt đăng: 18/06/2018. Abstract: Ho Chi Minh's ideology on education has been considered a valuable heritage of our nation. With the deep and scientific contents, the thought of Ho Chi Minh on education, especially the thought “Study goes as a pair with practice” has been applied in curriculum of many universities. The paper presents briefly the concept “Study goes as a pair with practice” in Ho Chi Minh ideology and proposes some solutions to apply this thought in teaching at colleges and universities in current period. Keywords: Ho Chi Minh's ideology, teaching, college, university. chất văn hoá - đạo đức một cách tích cực, toàn diện và thường xuyên của mỗi người. Tính tích cực của việc học thể hiện ở chỗ học không chỉ để hiểu biết, không dừng lại ở hiểu biết mà thông qua học mỗi người sẽ trang bị cho mình kiến thức, kĩ năng cần thiết để hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực phù hợp với yêu cầu của hoạt động thực tiễn. Người cho rằng, học là quyền lợi, là trách nhiệm của mỗi người dân: “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” [2; tr 40]. Đồng thời, học bao giờ cũng gắn với những nhu cầu, mục đích cụ thể. Theo Người: “Học để sửa chữa tư tưởng, học để tu dưỡng đạo đức cách mạng, học để tin vào đoàn thể, vào nhân dân, vào tương lai của dân tộc và tương lai của cách mạng, học để hành”; “học để làm việc”; chứ không phải học để “làm ông nọ bà kia”, hay là để “làm quan cách mạng” cho nên, “tất cả những động cơ học tập không đúng đắn đều phải tẩy trừ cho sạch” [3; tr 145]. Đặc biệt, đối với người cán bộ cách mạng, Người cho
đang nạp các trang xem trước