TAILIEUCHUNG - Đại từ nhân xưng đích thực trong tiếng Thanh Hóa
Đại từ nhân xưng đích thực trong tiếng Thanh Hóa (TTH) có số lượng lớn hơn nhiều so với đại từ nhân xưng đích thực trong tiếng Việt phổ thông (TVPT). Đây là kết quả của hiện tượng biến đổi ngữ âm không đồng đều của các đại từ nhân xưng đích thực trong tiếng Việt khi đi vào các tiểu vùng địa phương Thanh Hóa. | Số 9 (227)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 17 ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG ĐÍCH THỰC TRONG TIẾNG THANH HÓA DE FACTO PERSONAL PRONOUNS IN THE DIALECT OF THANH HOA CAO XUÂN HẢI (TS; Trường Đại học Hồng Đức) Abstract: This article reseaches personal pronouns in the dialect of Thanh Hoa from pragmatics and semantics aspects. This indicates that: The number of personal pronouns is far more in comparison with ordinary Vietnamese. This is the result of uneven tranformation in phonetic of Vietnamese in Thanh Hoa. The difference in phonetic makes the distinction about the tone and shade of semantics in communication of Thanh Hoa people. Key words: personal pronouns; the dialect of Thanh Hoa; pragmatics and semantics aspects. 1. Mở ầu Ngôn ngữ là linh hồn của một dân tộc, một cộng đồng. M i dân tộc, m i cộng đồng đều "có một đặc trưng ri ng trong đời sống văn hóa, trong cách nghĩ, cách nhận thức thế giới. Đặc trưng ấy ghi dấu ấn trong hoạt động xã hội, truyền thống văn hóa và thói quen sử d ng ngôn ngữ của cộng đồng" [7, ]. Tiếng Thanh Hóa (TTH) là một phương ngữ tiếng Việt lưu hành trong phạm vi xứ Thanh. Thói quen sử d ng tiếng địa phương của người xứ hanh đã được ổn định qua nhiều thế hệ với những biến thể độc đáo. Theo nhiều nhà nghiên cứu, TTH hiện còn bảo lưu nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt, mang tính địa phương ri ng iệt như: chạn (gác), lãy (hái), chạc (r ), bớc (bắc), hột (hạt), chiềng (m i), nhởi (chơi), nhọc (ốm), mần (làm), trốc (đầu), tra (già), Đây là "do quá trình biến đổi ngữ âm xảy ra hông đồng đều giữa các vùng phương ngữ" [11, tr. 27]. Vì thế, trong TTH có hiện tượng tồn tại song song các đơn vị ngôn ngữ chung của tiếng việt và các biến thể riêng của địa phương xứ Thanh. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu các đại từ nhân xưng đích thực trong H dưới góc nhìn ngữ nghĩa, ngữ d ng nhằm m c đích mi u tả, phân tích các quan hệ ngữ nghĩa của chúng trong giao tiếp. Từ đó giúp người đọc hiểu thêm về bản sắc văn hóa trong giao tiếp của người xứ Thanh. 2. .
đang nạp các trang xem trước