TAILIEUCHUNG - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp tăng cường xã hội hóa giáo dục tiểu học ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng XHH GDTH tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, đề xuất biện pháp tăng cường công tác XHH GDTH ở các trường tiểu học các huyện miền núi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ KIM LOAN BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Đà Nẵng - Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN XUÂN BÁCH Phản biện 1: . NGUYỄN ĐỨC CHÍNH Phản biện 2: TS. BÙI VIỆT PHÚ Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng bảo vệ chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Giáo dục học, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 5 năm 2013 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của toàn thể nhân loại cũng như của mỗi dân tộc. Giáo dục là điều kiện cơ bản, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Ngày nay, nhân loại đang bước vào thời đại của công nghệ thông tin, kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hoá, vì vậy GD&ĐT được nhiều quốc gia đặt lên hàng đầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc 12/1996, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, nêu rõ: “Thực sự coi giáo dục- đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc, giáo dục- đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương lớn, xuất phát từ quan điểm "Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân". cùng chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục nhằm tạo ra động lực mới và mở ra khả năng khai thác triệt để các nguồn lực to lớn của xã hội, đóng góp trí lực, vật lực, tài lực để xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục. Giáo dục tiểu học, là bậc học đặt nền móng, cho các bậc học tiếp theo, vì thế cần phải bắt đầu giáo dục từ bậc học đầu tiên, trách nhiệm này không chỉ thuộc về nhà .
đang nạp các trang xem trước