TAILIEUCHUNG - Xây dựng quy trình biến nạp gen bar - Gen kháng thuốc diệt cỏ vào cây khoai mì (Manihot esculenta Crantz) bằng phương pháp bắn gen
Trong bài báo này, chúng tôi xây dựng quy trình biến nạp gen bar – gen kháng thuốc diệt cỏ Phosphinothricin (PPT) – vào cây khoai mì sử dụng phương pháp bắn gen với mong muốn tạo ra một giống cây khoai mì mới có khả năng kháng thuốc diệt cỏ. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 01 - 2008 XÂY DỰNG QUY TRÌNH BIẾN NẠP GEN bar – GEN KHÁNG THUỐC DIỆT CỎ VÀO CÂY KHOAI MÌ (Manihot esculenta Crantz) BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẮN GEN Bùi Lan Anh, Nguyễn Phan Cẩm Tú, Trần Nguyên Vũ, Bùi Văn Lệ Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG-HCM THIỆU Cây khoai mì (Manihot esculenta Crantz) là một trong những cây lương thực hàng đầu ở nước ta, giữ tầm quan trọng cao trong cả nông nghiệp lẫn công nghiệp (cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tinh bột, chế biến thức ăn gia súc và các xưởng chế biến thủ công )[4]. Vì thế, nhu cầu đòi hỏi một giống cây khoai mì cho sản lượng ưu việt và có khả năng chống chịu các bất lợi từ môi trường ngoài như kháng thuốc diệt cỏ, chống stress, kháng sâu bọ, nấm bệnh ngày càng cấp thiết. Trong bài báo này, chúng tôi xây dựng quy trình biến nạp gen bar – gen kháng thuốc diệt cỏ Phosphinothricin (PPT) – vào cây khoai mì sử dụng phương pháp bắn gen với mong muốn tạo ra một giống cây khoai mì mới có khả năng kháng thuốc diệt cỏ. Hình 1: Plasmid pBAR-GUS LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP liệu Giống Manihot esculenta Crantz nhân giống in vitro tại Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học (Lab B), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp. HCM. Lá non và chồi non cây in vitro được sử dụng làm nguyên liệu bắn gen. Plasmid sử dụng là pBAR-GUS mang gen chọn lọc là gen bar (gen kháng thuốc diệt cỏ Phosphinothricin - PPT) và gen gus (gen chỉ thị) (hình 1). Môi trường chọn lọc lá non (M1): môi trường Gamborg B5 [5] bổ sung 0,01 mg/L 2,4-D và 16 mg/L PPT. Môi trường chọn lọc chồi non (M2): môi trường khoáng MS [6] bổ sung 0,01 mg/L 2,4-D, 1 mg/L BA, 1 mg/L GA3 và 12 mg/L PPT. pháp Tách chiết plasmid pBAR-GUS trong chủng E. coli DH5α bằng phương pháp SDS-kiềm [1] và kiểm tra độ tinh sạch qua đo OD. Các mẫu có tỉ lệ OD260/OD280 từ 1,8 – 2 được sử dụng làm nguyên liệu bắn gen. Science & Technology Development, Vol 11, - 2008 Plasmid được hòa trộn với hạt tungsten theo qui .
đang nạp các trang xem trước