TAILIEUCHUNG - Phản ứng khử Nitrat trên điện cực đồng và điện cực đồng biến tính bởi Polypyrole
Công trình này nghiên cứu phản ứng điện khử ion nitrat trong dung dịch trung tính kali clorua hoặc natri clorua trên điện cực catốt đồng hoặc đồng biến tính bởi polyme dẫn điện polypyrole bằng phương pháp quét thế vòng (CV). Kết quả cho thấy nitrat bị khử trong các điều kiện này ở khoảng thế từ -0,80 đến -1,70 V (SCE) trên Cu và từ -0,8 đến -1,90 V (SCE) trên Cu/Ppy. Hiệu suất khử nitrat (-1,6 V, 30 mA) đạt được gần 25% sau khoảng một giờ điện phân dung dịch KNO3 0,2 M sử dụng điện cực đồng biến tính. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 01 - 2008 PHẢN ỨNG KHỬ NITRAT TRÊN ĐIỆN CỰC ĐỒNG VÀ ĐIỆN CỰC ĐỒNG BIẾN TÍNH BỞI POLYPYROLE Nguyễn Viết Thịnh(1), Lê Viết Hải(2), Bùi Nhật Nguyên(2), Đặng Thị Kim Thoa(2) Nguyễn Thị Phương Thoa(2) (1)Trường Đại học Tiền Giang (2)Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM 1. GIỚI THIỆU Hàm lượng nitrat cao trong nước là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây nên bệnh ung thư. Nitrat bị chuyển hóa thành nitrit bởi các vi sinh vật hiện diện ở thành ruột và nitrit tham gia phản ứng với amin và amit tạo thành N-nitroso amin và N-nitroso amit. Những sản phẩm này là những tác nhân làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư ở người [1]. Nhiều công trình nghiên cứu sự khử nitrat trên các điện cực được thực hiện trong môi trường dung dịch axit [2-8] và kiềm [8-14]. Một số công trình nghiên cứu tương tự được thực hiện trong môi trường dung dịch trung tính [15-22]. Công trình này nghiên cứu phản ứng điện khử ion nitrat trong dung dịch trung tính kali clorua hoặc natri clorua trên điện cực catốt đồng hoặc đồng biến tính bởi polyme dẫn điện polypyrole bằng phương pháp quét thế vòng (CV). Kết quả cho thấy nitrat bị khử trong các điều kiện này ở khoảng thế từ -0,80 đến -1,70 V (SCE) trên Cu và từ -0,8 đến -1,90 V (SCE) trên Cu/Ppy. Hiệu suất khử nitrat (-1,6 V, 30 mA) đạt được gần 25% sau khoảng một giờ điện phân dung dịch KNO3 0,2 M sử dụng điện cực đồng biến tính. 2. THỰC NGHIỆM Phép đo điện hóa được thực hiện trên hệ ba điện cực với thiết bị đo Potentiostat–Galvanostat PGS – HH6D (Việt Nam) và HA151 (Nhật Bản). Có hai điện cực làm việc được sử dụng trong nghiên cứu là đồng và đồng biến tính bằng polypyrole (Cu/Ppy). Dây đồng hình trụ với diện tích bề mặt 0,05 cm2 được bao phủ xung quanh bởi epoxy tạo ra điện cực đồng (Hình 1). Điện cực Cu/Ppy được chế tạo bằng cách tạo màng polypyrole trên anốt đồng trong môi trường axit oxalic 1 M chứa pyrole 0,1 M [23] ở điện thế 1,4 V trong thời gian 60 s. Trước khi đo điện hóa, điện cực làm việc được đánh
đang nạp các trang xem trước