TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu tính dị hướng độ bền của than thông qua thí nghiệm nén một trục
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thí nghiệm nén một trục đối với hai tổ hợp mẫu than bùn có góc dị hướng α = 00 và α = 900 . Kết quả cho thấy, đường cong ứng suất - biến dạng trong cả hai trường hợp nói trên đều có thể phân thành bốn vùng: Nén ép, đàn hồi, dẻo và phá hủy. | Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4A (2017), tr. 71-80 NGHIÊN CỨU TÍNH DỊ HƯỚNG ĐỘ BỀN CỦA THAN THÔNG QUA THÍ NGHIỆM NÉN MỘT TRỤC Chu Việt Thức Trường Đại học Điện lực Ngày nhận bài 06/12/2017, ngày nhận đăng 15/3/2018 Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thí nghiệm nén một trục đối với hai tổ hợp mẫu than bùn có góc dị hướng α = 00 và α = 900. Kết quả cho thấy, đường cong ứng suất - biến dạng trong cả hai trường hợp nói trên đều có thể phân thành bốn vùng: Nén ép, đàn hồi, dẻo và phá hủy. Tính dị hướng thể hiện tương đối rõ rệt, nhưng tổ hợp mẫu có góc dị hướng α = 00 tính dị hướng thể hiện rõ rệt hơn. Biến dạng đặc trưng đều thuộc trạng thái phá hủy dòn, mặt vỡ các mẫu có góc dị hướng α = 900 chủ yếu thuộc loại phá hủy cắt, còn mặt vỡ các mẫu có góc dị hướng α = 00 chủ yếu thuộc loại phá hủy tách. 1. Đặt vấn đề Khối đá là một không gian địa chất có kích thước đủ lớn có thể chứa đựng, đặt nền móng của các công trình xây dựng tuy nhiên, do kích thước không gian lớn và do đặc điểm của quá trình thành tạo nên tính không đồng nhất về cấu trúc là không thể tránh khỏi, đặc biệt là đá trầm tích. Thực tế quá trình thi công các công trình ngầm ở độ sâu lớn thường gặp phải đá trầm tích có các hệ mặt yếu đặc trưng như mặt phân lớp, mặt phân phiến hoặc các vết nứt vĩ mô, các đới phá hủy hoặc các phay phá đứt gãy [1, 2]. Than chính là đá trầm tích được hình thành do sự lắng đọng từ mảnh vụn hoặc các chất hữu cơ do đó than có tính phân lớp rất rõ rệt, các mặt phân lớp trong than là ranh giới phân chia các lớp đá trầm tích có thành phần sinh - hóa hoặc tuổi hình thành khác nhau. Đến nay, việc nghiên cứu tính chất cơ học của than thông qua thí nghiệm nén một trục đã được một số nhà khoa học tiến hành nghiên cứu: A. M. Hirt và A. Shakoor thông qua thí nghiệm nén một trục đối với các mẫu than cho rằng cường độ kháng nén bình quân tại các vỉa và các mỏ khác nhau đều có sự khác nhau, hoặc trong cùng một vỉa nhưng tính dị hướng cũng rất khác nhau [3]; Liu .
đang nạp các trang xem trước