TAILIEUCHUNG - Thực nghiệm nghiên cứu chế tạo gạch không nung geopolymer tro bay

Bài viết đề cập đến việc thực nghiệm chế tạo gạch không nung geopolymer tro bay, với kích thước viên gạch là 220x105x60mm. Gạch không nung geopolymer tro bay được chế tạo từ tro bay và cát sông với các tỷ lệ khác nhau 9:1, 8:2 và 7:3 theo khối lượng. Dung dịch kiềm kích hoạt gồm NaOH 8M và thuỷ tinh lỏng theo tỷ lệ cố định 1:2,5. Tỷ lệ dung dịch kiềm kích hoạt/ tro bay cố định là 0,25. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ THỰC NGHIỆM NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO GẠCH KHÔNG NUNG GEOPOLYMER TRO BAY Lê Phương Thanh1 TÓM TẮT Bài viết đề cập đến việc thực nghiệm chế tạo gạch không nung geopolymer tro bay, với kích thước viên gạch là 220x105x60mm. Gạch không nung geopolymer tro bay được chế tạo từ tro bay và cát sông với các tỷ lệ khác nhau 9:1, 8:2 và 7:3 theo khối lượng. Dung dịch kiềm kích hoạt gồm NaOH 8M và thuỷ tinh lỏng theo tỷ lệ cố định 1:2,5. Tỷ lệ dung dịch kiềm kích hoạt/ tro bay cố định là 0,25. Các viên gạch được chế tạo và bảo dưỡng ở nhiệt độ 600C trong thời gian 24 giờ. Các thí nghiệm về độ hút nước và cường độ nén cho thấy gạch geopolymer có cường độ nén cao hơn 10MPa chỉ sau 7 ngày và độ hút nước thấp hơn 4%. Từ khóa: Gạch geopolymer, tro bay, gạch không nung. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Geopolymer là loại vật liệu dính kết polymer vô cơ, được phát triển đầu tiên bởi nhà khoa học người Pháp Joseph Davidovits từ những năm 1970 [13,14,15]. Phản ứng geopolymer hóa là một phản ứng hóa học diễn ra giữa các oxit của nhôm và silic với dung dịch có tính kiềm mạnh để tạo ra các mạch có cấu trúc ba chiều rắn chắc chứa các liên kết Si-O-Al. Quá trình geopolymer hóa các nguyên liệu được thể hiện trong hình 1. Hình 1. Quá trình geopolymer hóa 1 Giảng viên khoa Kỹ thuật Công nghệ, Trường Đại học Hồng Đức 130 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ Theo các tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học, bất kỳ dung dịch kiềm mạnh nào cũng có thể được sử dụng để làm chất kích hoạt cho việc tạo ra geopolymer. Các dung dịch kiềm được sử dụng phổ biến nhất là NaOH hoặc KOH và Na2SiO3 hoặc K2SiO3. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Palomo và cộng sự (2004), dung dịch kiềm NaOH có chứa silic hòa tan như dung dịch natri silicat (Na2SiO3) hoặc kali silicat (K2SiO3), thì phản ứng geopolymer hóa xảy ra ở một tỷ lệ cao hơn so với khi chỉ có hydroxit kiềm được sử dụng để kích hoạt. Mặt khác, tăng nồng độ mol của dung dịch kiềm sẽ tạo ra sự hòa tan lớn .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.