TAILIEUCHUNG - Khái niệm và quan niệm về nghiên cứu cơ bản

Bài viết tập trung phân tích 3 cấp độ từ nội hàm sơ bộ, nội hàm cơ bản đến nội hàm đầy đủ của khái niệm Nghiên cứu cơ bản, qua đó chỉ rõ tình trạng nan đề thể hiện dưới dạng cặp đối/hợp khái niệm. Đồng thời, làm rõ một số quan điểm về nghiên cứu cơ bản như: Quan điểm giản đơn hoặc/và Quan điểm phức hợp, Quan điểm mác xít hoặc/và Quan điểm phi mác xít, Quan điểm thực chứng hoặc/và Quan điểm phản thực chứng, Quan điểm hiện đại hoặc/và Quan điểm hậu hiện đại; chỉ ra tình trạng song đề giữa các quan điểm về nghiên cứu cơ bản. | Khỏi niệm và quan niệm về Nghiờn cứu cơ bản Tô Duy Hợp(*) Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích 3 cấp độ từ nội hàm sơ bộ, nội hàm cơ bản đến nội hàm đầy đủ của khái niệm Nghiên cứu cơ bản, qua đó chỉ rõ tình trạng nan đề thể hiện dưới dạng cặp đối/hợp khái niệm. Đồng thời, làm rõ một số quan điểm về Nghiên cứu cơ bản như: Quan điểm giản đơn hoặc/và Quan điểm phức hợp, Quan điểm mác xít hoặc/và Quan điểm phi mác xít, Quan điểm thực chứng hoặc/và Quan điểm phản thực chứng, Quan điểm hiện đại hoặc/và Quan điểm hậu hiện đại; chỉ ra tình trạng song đề giữa các quan điểm về Nghiên cứu cơ bản. Hai tình trạng này có thể được thấu hiểu và hóa giải dựa trên cơ sở một số khung lý thuyết nền tảng của triết học và khoa học đ−ơng đại như khung mẫu t− duy phức hợp của Edgar Morin và khung lý thuyết khinh - trọng của Tô Duy Hợp và cộng sự. Từ khóa: Nghiên cứu cơ bản (Nghiên cứu cơ bản thuần túy, Nghiên cứu cơ bản định hướng), Nghiên cứu ứng dụng, Nghiên cứu triển khai 1. Định nghĩa khái niệm Nghiên cứu cơ bản Nội hàm sơ bộ của khái niệm Nghiên cứu cơ bản(*) Theo Đại Từ điển tiếng Việt: “Nghiên cứu” có nghĩa là “xem xét, làm cho việc nắm vấn đề dễ nhận thức, tìm cách giải quyết”; còn “cơ bản” có nghĩa là “có tác dụng làm nền, làm gốc trong hệ thống nào đó” (Đại Từ điển tiếng Việt, 1998, , 1197). Nghiên cứu (Study, Research, Investigation, Inquiry) là một dạng hoạt động của con người, nhưng không phải mọi hoạt động đều là nghiên cứu. Dạy và học không phải là nghiên cứu(*). Nhận thức thông thường hàng ngày không phải là nghiên cứu. Lao động chân tay, giản đơn không phải là nghiên cứu. Hoạt động tái tạo không phải là nghiên cứu. Giao tiếp hàng ngày, vui chơi giải trí không phải là nghiên cứu. Nghỉ ngơi thì càng không phải là nghiên cứu. Bởi vì, nghiên cứu là một dạng hoạt động đặc biệt, một năng lực nhận thức, t− duy và hành động chuyên tâm, chuyên cần, chuyên môn nhằm tạo ra sản phẩm mới so với những khuôn mẫu sẵn có của nhận thức, t− duy và hành động thông thường hàng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.