TAILIEUCHUNG - Mô phỏng dòng chảy trong sông bằng sóng động học một chiều phi tuyến
Trong nghiên cứu đã xây dựng phương pháp, sơ đồ giải, lập trình chương trình tính toán cho mô hình. Mô hình được lập trình bằng ngôn ngữ lâp trình Fortran 90 và kiểm tra chất lượng mô phỏng tại trạm thủy văn Tà Pao, Võ Xu trên sông La Ngà tỉnh Bình Thuận. Kết quả mô phỏng của mô hình khá tốt, tuy nhiên mô hình có nhược điểm là không mô phỏng được cho đoạn sông có ảnh hưởng triều, nước vật. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 14-19 Mô phỏng dòng chảy trong sông bằng sóng động học một chiều phi tuyến Bùi Văn Chanh1,*, Trần Ngọc Anh2,3, Lương Tuấn Anh4 1 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, Trung tâm KTTV Quốc gia, Bộ TNMT, 22 Pasteur, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam 2 Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 3 Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 4 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 62 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 08 tháng 8 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 26 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 12 năm 2016 Tóm tắt: Mô phỏng dòng chảy thượng nguồn các con sông là rất quan trọng và cần thiết, do hạn chế về số liệu nên việc mô phỏng gặp nhiều khó khăn. Trong nghiên cứu này trình bày phương pháp mô phỏng dòng chảy phân bố bằng mô hình sóng động học phi tuyến, vừa giải quyết hạn chế vấn đề số liệu vừa đáp ứng yêu cầu mô phỏng và cho kết quả nhanh hơn. Mô hình sóng động học phi tuyến được xây dựng từ hệ phương trình Saint Venant, trong đó gồm một chương trình sóng động học phi tuyến giải hệ phương trình bằng phương pháp lặp Newton và một chương trình sóng động học tuyến tính phục vụ tính toán giá trị lưu lượng ban đầu. Chương trình sóng động học tuyến tính được xây dựng từ hệ phương trình Saint Venant và được giải bằng sơ đồ sai phân ẩn 4 điểm. Chương trình sóng động học tuyến tính sau khi lập trình cho kết quả trùng khớp với kết quả tính toán trong giáo trình Thủy văn ứng dụng của Vante Chow [1, 1988]. Mô hình sóng động học phi tuyến gồm 2 phần, trong đó phần đầu là chương trình sóng động học phi tuyến, phần sau là chương trình sóng động học phi tuyến. Trong nghiên cứu đã xây dựng phương pháp, sơ đồ giải, lập trình chương trình tính toán cho mô hình. Mô hình được lập .
đang nạp các trang xem trước