TAILIEUCHUNG - Một số đặc điểm tế bào - mô học tuyến sinh dục của cá ong căng Terapon jarbua (Forsskal,1775) vùng ven biển tỉnh Quảng Bình
Bài viết này trình bày các kết quả nghiên cứu bước đầu về một số đặc điểm tế bào học - mô học của tuyến sinh dục cá ong căng ở vùng ven biển Quảng Bình, đóng góp bổ sung cho các nghiên cứu sinh học sinh sản cá biển ở miền Trung và Việt Nam. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 1 (2016) MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TẾ BÀO - MÔ HỌC TUYẾN SINH DỤC CỦA CÁ ONG CĂNG Terapon jarbua (Forsskal,1775) VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH Lê Thị Nam Thuận1*, Nguyễn Thị Hiền2 1 Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học – Đại học Huế 2 Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế *Email: namthuanle010161@ TÓM TẮT Nghiên cứu đặc điểm tổ chức học, tế bào – mô học trong quá trình phát triển tuyến sinh dục của cá ong căng Terapon jarbua (Forsskal,1775) ở vùng ven biển tỉnh Quảng Bình được thực hiện trong năm 2014. Kết quả cho thấy sự phát triển của tế bào sinh dục và tuyến sinh dục của cá ong căng có đặc điểm hình thái, tế bào học và mô học tương tự các loài cá xương khác với 4 thời kỳ phát triển của tế bào và 6 giai đoạn chín muồi sinh dục của buồng trứng và tinh sào. Đặc điểm tổ chức học, tế bào và mô học cho thấy đây là loài sinh sản nhiều lần trong mùa sinh sản và trong đời sống của cá. Từ khóa: cá ong căng, Quảng Bình, Tế bào – mô học, Tuyến sinh dục 1. MỞ ĐẦU Một trong các nguồn lợi cá quan trọng của vùng ven biển Quảng Bình là loài cá ong căng (Terapon jarbua Forsskal, 1775). Đây là loài cá có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao, là đối tượng khai thác quan trọng của nghề cá ven bờ của người dân địa phương [1], [2], [7]. Ở cá, quá trình hình thành và phát triển các loại tế bào sinh sản mang những đặc trưng riêng, phản ánh mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện sống [3], [4]. Nghiên cứu về đặc điểm sinh sản cá biển nói chung và cá ong căng (Terapon jarbua Forsskal, 1775) ở vùng biển Quảng Bình nói riêng nhằm góp phần nêu được những đặc điểm riêng biệt này. Vì vậy, trong phạm vi bài báo, chúng tôi trình bày các kết quả nghiên cứu bước đầu về một số đặc điểm tế bào học - mô học của tuyến sinh dục cá ong căng ở vùng ven biển Quảng Bình, đóng góp bổ sung cho các nghiên cứu sinh học sinh sản cá biển ở miền Trung và Việt Nam. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là cá ong căng Terapon .
đang nạp các trang xem trước