TAILIEUCHUNG - Vận dụng lý thuyết xã hội học khi nghiên cứu về ruộng đất và nông dân Đồng bằng sông Cửu Long

Vấn đề ruộng đất được các nhà khoa học chú trọng và nghiên cứu rất sớm. Hình thức đầu tiên của các xã hội nông nghiệp là các công xã Phương Đông đó chính là sở hữu tập thể về ruộng đất. Nền sản xuất chưa phát triển, cư dân sinh sống chủ yếu bằng bản năng, mối quan hệ trong xã hội được quyết định bởi yếu tố gia đình. Tất cả các nhà khoa học đều tiếp cận về vấn đề ruộng đất ở nhiều khía cạnh khác nhau và việc vận dụng các lý thuyết xã hội học đều chứng minh vấn đê. | TRAO ĐỔI – NGHIÊN CỨU VẬN DỤNG LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC KHI NGHIÊN CỨU VỀ RUỘNG ĐẤT VÀ NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ThS. Nguyễn Thị Hà(1), NCS. Nguyễn Thị Thu Thoa(2) (1) Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, (2)Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TÓM TẮT Vấn đề ruộng đất được các nhà khoa học chú trọng và nghiên cứu rất sớm. Hình thức đầu tiên của các xã hội nông nghiệp là các công xã Phương Đông đó chính là sở hữu tập thể về ruộng đất. Nền sản xuất chưa phát triển, cư dân sinh sống chủ yếu bằng bản năng, mối quan hệ trong xã hội được quyết định bởi yếu tố gia đình. Tất cả các nhà khoa học đều tiếp cận về vấn đề ruộng đất ở nhiều khía cạnh khác nhau và việc vận dụng các lý thuyết xã hội học đều chứng minh vấn đề: Chế độ ruộng đất luôn gắn liền với các quá trình xã hội – là một nhân tố quan trọng, có vị trí đặc biệt quyết định sự tồn tại, phát triển của một xã hội hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội đó. 1. LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI Thời cổ đại đã phát triển những suy nghĩ triết học và nhân học về "bản chất xã hội" của con người như là cái bản chất thứ hai, nhưng mang tính quyết định. Như vậy, cơ sở triết học để xã hội học xem hành động của con người là hành động xã hội chính là dựa trên quan điểm triết học về bản chất xã hội của con người. Trong luận đề 6 về Feuerbach, Mác viết: "Bản chất con người không phải là một trừu tượng bên trong mỗi cá nhân. Trong tính hiện thực của nó, con người là tổng hoà các quan hệ xã hội". Người ta thường nói: "Mỗi người là một xã hội nhỏ, mỗi xã hội là một người tổng quát" (H. Korte, 1995, tr. 21). Triết học nhân học xem con người không phải sản phẩm của bản năng mà là sản phẩm của thiết chế, "cái được xem là bản năng ở động vật, là cái được xem là thiết chế ở con người". Con người có một động lực cao trong việc sáng tạo ra văn hóa, nó không hành động theo sơ đồ đơn giản, kích thích - phản ứng” như động vật, mà bao giờ cũng hành động xuất phát từ một khoảng cách với thế giới.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.