TAILIEUCHUNG - Phương pháp dạy học Kỹ thuật công nghiệp ở trường phổ thông
Nhiệm vụ chung của môn phương pháp dạy - học KTCN là nghiên cứu quá trình dạy học KTCN phổ thông để tìm ra những quy luật của nó và đề ra các phương pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng của quá trình dạy học, cụ thể là: xác định những nguyên tắc lựa chọn kiến thức, xây dựng nội dung môn học KTCN dựa trên những thành tựu khoa học kỹ thuật, bao gồm chiều rộng và chiều sâu, trình tự xắp xếp cả về lý thuyết lẫn thực hành, xây dựng chương trình và biên soạn những tài liệu cần thiết cho bộ môn; bằng nghiên cứu lý luận và thực tiễn để tìm ra những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học bộ môn có hiệu quả, đảm bảo phát triển tư duy, năng lực nhận thức, hành động, ý thức tự giác, tự lực, tích cực của học sinh; nghiên cứu và chỉ ra những con đường tiếp thu tri thức nhanh nhất, dựa trên đặc điểm của quá trình nhận thức kỹ thuật; môn Phương pháp dạy học KTCN còn có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những thiết bị, đồ dùng dạy học, các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thực hành công nghiệp cho các trường phổ thông, đồng thời nghiên cứu việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học kỹ thuật như băng hình, bản trong, phần mềm dạy học trên máy tính điện tử. | Khoa Sư Phạm Phương Pháp Dạy Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Ở Trường Phổ Thông Tác giả: Trần Thể Biên mục: sdms Phương pháp trình bày dụng cụ trực quan I - BẢN CHẤT Là phương pháp dạy học trong đó giáo viên sử dụng phương tiện trực quan nhằm giúp học sinh trực tiếp tri giác, cảm giác tài liệu mới, trên cơ sở đó nắm được bản chất đối tượng kỹ thuật. II - CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY DỤNG CỤ TRỰC QUAN 1. Cơ sở triết học: Bản chất của quá trình dạy học là tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học. Con đường nhận thức đã được Lênin chỉ rõ:“ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức thực tại khách quan”. Theo quan điểm này, trực quan là xuất phát điểm của nhận quan sinh động được đặc trưng bởi quá trình tâm lý:cảm giác, tri giác, biểu tượng. Sự nhận thức này chỉ mới phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng., để nhận thức bên trong thì cần xử lý trong óc những hình tượng cảm tính, loại bỏ những khia cạnh ngẫu nhiên, biến đổi, giữ lại những dấu hiệu cơ bản. Bản chất của sự vật, hiện tượng được nắm vững nhờ tư duy. Như vậy trực quan sinh động - nhận thức cảm tính và tư duy - nhận thức lý tính là những bộ phận hữu cơ của quá trình lĩnh hội tri thức. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Bản chất và quy luật cần được kiểm tra và đánh giá qua thực tiễn. Thực tiễn “ cao hơn” này lại trở thành trực quan sinh động cao hơn cho quá trình nhận thức. Quá trình nhận thức là sự thống nhất giữa trực quan sinh động và tư duy trừu tượng với sự xâm nhập của thực tiễn vào cả hai. 2. Cơ sở tâm lý - sinh lý Quá trình nhận thức được phân chia thành 3 giai đoạn:giai đoạn nhận thức cảm tính, giai đoạn nhận thức lý tính và giai đoạn tái sinh cái cụ thể trong tư duy. • • • • Nhận thức cảm tính nảy sinh do kết quả tác động trực tiếp của sự vật hiện tượng lên các giác quan của con người. Nhận thức lý tính là giai đoạn phản ánh trừu
đang nạp các trang xem trước