TAILIEUCHUNG - Giải bài tập Cơ cấu ngành công nghiệp SGK Địa lí 12

Tài liệu giải bài tập trang 117 gồm phần tóm tắt kiến thức chính của bài Cơ cấu ngành công nghiệp, kèm ví dụ minh họa cụ thể giúp các em dễ dàng hình dung được nội dung bài học. Bên cạnh đó tham khảo phần gợi ý và đáp số của từng bài tập các em sẽ nắm bắt được phương pháp giải bài tập hiệu quả và chuẩn xác hơn. | A. Tóm tắt Lý thuyết Cơ cấu ngành công nghiệp SGK Địa lí 12  1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành: - Khái niệm: Thể hiện tỉ trọng của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. - Cơ cấu ngành công nghiệp: Tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngành quan trọng thuộc 3 nhóm chính với 29 ngành. + Công nghiệp khai thác. + Công nghiệp chế biến. + Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, dược liệu, khí đốt, nước. - Các ngành công nghiệp trọng điểm: Năng lượng, dệt may, chế biến lương thực – thực phẩm; Hóa chất, phân bón, cao su; Công nghiệp vật liệu xây dựng; Cơ khí, điện tử. - Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. + Có sự chuyển biến rõ rệt về tỉ trọng của các nhóm ngành công nghiệp. Sự chuyển biến đó có sự khác nhau theo từng giai đoạn, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. ● Trước thập niên 80 của thế kỉ XX: Tăng tỉ trọng của các ngành c nghiệp nhóm A. ● Từ khi bắt đầu Đổi mới cho đến cuối thập niên 90: Tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp nhóm B. ● Từ thập niên 90 trở lại đây: Tăng dần tỉ trọng của các ngành công ngiệp nhóm A, tuy các ngành công nghiệp nhóm B vẫn chiếm tỉ trọng lớn. + Cơ cấu sản phẩm cũng có sự thay đổi. Khoảng 30% số sản phẩm công nghiệp không được tiếp tục sản xuất do thị trường không có nhu cầu hoặc không thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Trong đó hàng loạt sản phẩm mới lại xuất hiện do phù hợp với nhu cầu của thị trường và có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh. -  Hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp: + Xây dựng cơ cấu linh hoạt, thích ứng với cơ chế thị trường, phù hợp với điều kiện Việt Nam và thế giới. + Đẩy mạnh các ngành mũi nhọn và trọng điểm. + Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ. 2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ: a. Cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hoá: * Các khu vực tập trung công nghiệp. - Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước. Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp toả đi theo 6 hướng chính: - Nam Bộ: Hình

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.