TAILIEUCHUNG - Hở van hai lá bẩm sinh đơn thuần: Từ chẩn đoán đến điều trị phẫu thuật

Mục tiêu phẫu thuật điều trị hở van hai lá bẩm sinh thường gặp nhiều khó khăn do phẫu trường nhỏ và kỹ thuật ứng dụng hạn chế. Nghiên cứu này nhằm xác định kết quả dài hạn của phẫu thuật hở van hai lá bẩm sinh theo phương pháp carpentier tại Viện Tim , áp dụng nghiên cứu hồi cứu từ năm 1993 đến 2009, 77 bệnh nhân hở van hai lá bẩm sinh được phẫu thuật theo phương pháp sửa van hai lá của carpentier. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 HỞ VAN HAI LÁ BẨM SINH ĐƠN THUẦN: TỪ CHẨN ĐOÁN ĐẾN ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT Văn Hùng Dũng*, Phan Kim Phương*, Nguyễn Văn Phan* TÓM TẮT Mục tiêu: phẫu thuật điều trị hở van hai lá bẩm sinh thường gặp nhiều khó khăn do phẫu trường nhỏ và kỹ thuật ứng dụng hạn chế. Nghiên cứu này nhằm xác định kết quả dài hạn của phẫu thuật hở van hai lá bẩm sinh theo phương pháp Carpentier tại Viện Tim TPHCM. Phương pháp: nghiên cứu hồi cứu từ năm 1993 đến 2009, 77 bệnh nhân hở van hai lá bẩm sinh được phẫu thuật theo phương pháp sửa van hai lá của Carpentier. Kết quả Tuổi trung bình là 9,4 tuổi (6 tháng - 45 tuổi), trong đó nhóm tuổi dưới 6 tuổi chiếm 25 trường hợp (32,5%). Nam giới: 40 (52%). Siêu âm tim qua thành ngực chỉ chẩn đoán chính xác nguyên nhân bẩm sinh trong 40% trường hợp. Tạo hình van chiếm 75 trường hợp (97,4%), hai trường hợp phải thay van nhân tạo. Số kỹ thuật trung bình được thực hiện trên một bệnh nhân là 2,5 (ít nhất 1, nhiều nhất 5 kỹ thuật), 64 trường hợp (83%) có đặt vòng van nhân tạo. Biến chứng gần sau mổ thấp (suy tim nặng 3, rối loạn nhịp tim 10, suy thận cấp 1, nhiễm trùng huyết 1, viêm phổi 3). Tử vong phẫu thuật là 1,3% (1 trường hợp). So sánh trước và sau mổ sớm, có sự giảm có ý nghĩa độ hở van hai lá: trước mổ (100% đều hở van nặng) và sau mổ: không hở hoặc hở nhẹ 86% (66), hở trung bình 14% (11) và hở nặng 0%, p< 0,001. Thời gian theo dõi trung bình 88,4 ± 62 tháng. 3,8% số BN mất theo dõi. Ở thời điểm theo dõi sau cùng (ngắn nhất 6 tháng và dài nhất 16 năm) có 6 BN hở van nặng tái phát, 4 hở van trung bình còn lại hở nhẹ hoặc không hở. 5 BN phải mổ lại vì hở van tái phát (từ 1 đến 29 tháng sau mổ). Có 2 BN tử vong muộn. Tỷ lệ còn sống thực tế sau 16 năm theo dõi là 96,1 ± 2,7%. Tỷ lệ thực tế BN không bị mổ lại sau 16 năm theo dõi là 88,5 ± 6,4%. Tần suất hở van hai lá tái phát là 1,56%/BN-năm. Kết luận: Chẩn đoán xác định hở van hai lá bẩm sinh chủ yếu dựa vào kết quả phân tích

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.