TAILIEUCHUNG - Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam

Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Các kiểm định về sự tồn tại của các mối quan hệ dài hạn như điều kiện ngang bằng sức mua và cân bằng của thị trường tiền tệ cũng được thực hiện để kiểm tra khả năng ảnh hưởng của chúng đến giá cả. . | 11 1 2015 TS. Phạm Thế Anh Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam Cong Thong tin - Vien Nghiên cuu thuong mai - Bo Cong Thuong TS. Phạm Thế Anh Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam 2010 05 27 14 43 GMT 7 Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Các kiểm định về sự tồn tại của các mối quan hệ dài hạn như điều kiện ngang bằng sức mua và cân bằng của thị trường tiền tệ cũng được thực hiện để kiểm tra khả năng ảnh hưởng của chúng đến giá cả. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu. 1. Cơ sở lý thuyết Chúng tôi xây dựng một mô hình lý thuyết đơn giản về các nhân tố xác định lạm phát. Mục tiêu chính của mô hình này là nhằm phân tích tác động của các biến số khác nhau đến lạm phát ở Việt Nam. về mặt lý thuyết lạm phát có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm1 - Thặng dư cầu về hàng hóa và dịch vụ từ khu vực tư nhân - Thặng dư càu về các nhân tố sản xuất - Thặng dư lượng tiền trong lưu thông dẫn đến thặng dư tổng cầu - Thâm hụt tài khóa - Cú sốc từ thế giới bên ngoài ảnh hưởng đến tỉ giá và xuất nhập khẩu - Các yếu tố thuộc phía cung như năng suất lao động chi phí đầu vào và hành vi thiết lập giá của doanh nghiệp - Các nhân tố khác như chiến tranh cú sốc giá cả hàng hóa đầu vào trên thế giới sự kiểm soát giá cả. Ngoài ra các yếu tố phi kinh tế khác như vai trò của thể chế môi trường chính trị văn hóa. cũng có thể ảnh hưởng đến lạm phát. Tóm lại các nhà kinh tế có thể chia các nhân tố xác định lạm phát thành bốn nhóm chính. Thứ nhất đó là nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu ví dụ như thặng dư cung tiền và thâm hụt tài khóa. Thứ hai đó là nhóm các cú sốc thực hay cú sốc tổng cung ví dụ như sự mất giá của đồng nội tệ sự gia tăng của tiền lương lãi

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.