TAILIEUCHUNG - Giải bài tập Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất SGK Địa lí 10

Nội dung chính của tài liệu bao gồm phần tóm tắt lý thuyết và định hướng phương pháp giải bài tập Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất đất trong SGK nhằm giúp các em học sinh ghi nhớ kiến thức trọng tâm của bài học và biết dược phương pháp giải bài tập hiệu quả. Mời các em tham khảo. | A. Tóm tắt Lý thuyết Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất đất Địa lí 10 I. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời  Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lúc 12g trưa được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Trên TráI Đất ta thấy hiện tượng này chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm trong vùng nội chí tuyến (23o27’B – 23o27’N), làm cho ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển, nhưng thực tế là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động tịnh tiến hàng năm của Mặt Trời. + Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong một năm là : vùng nội chí tuyến. + Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong một năm là : trên đường chí tuyến(23o27’B hoặc 23o27’N), . + Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 0 lần trong một năm là : vùng ngoại chí tuyến. Hinh . Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm II. Các mùa trong năm – Khái niệm : Mùa là một phần thời gian của năm, có đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. – Nguyên nhân : Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo và trong suốt năm, trục không đổi phương trong không gian. Do đó có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm. – Có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; mùa ở 2 bán cầu hoàn toàn trái ngược nhau. – Việc tính mùa ở một số nước có sự khác nhau: + Dương lịch: các nước bán cầu Bắc: – Mùa Xuân : 21/3 (xuân phân) – 22/6 (hạ chí) – Mùa Hạ : 22/6 (hạ chí) – 23/9 (thu phân) – Mùa Thu : 23/9 (thu phân) – 22/12 (đông chí) – Mùa Đông : 22/12 (đông chí) – 21/3 (xuân phân) + Âm – dương lịch: nước ta và một số nước châu Á, phân mùa sớm hơn khoảng 45 ngày : – Mùa Xuân : 4,5/2 (lập phân) – 5,6/5 (lập hạ) – Mùa Hạ : 5,6/5 (lập hạ) – 7,8/8 (lập thu) – Mùa Thu : 7,8/8 (lập thu) – 7,8/11 (lập đông) – Mùa Đông : 7,8/11 (lập đông) – 4,5/2 (lập xuân) III. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.