TAILIEUCHUNG - Ebook Nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới: Phần 2 - NXB Tri thức

Phần 2 ebook gồm các nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới: John Dewey (1859 - 1952), Thái Nguyên Bồi (1868 - 1940), Nadezhda K. Krupskaya (1869 - 1939), Maria Montessori (1870 - 1952), Jean Piaget (1896 - 1980), Carl Rogers (1902 – 1987). chi tiết nội dung tài liệu. | JOHN DEWEY (1859-1952) JOHN DEWEY (1859-1952) Triết gia nổi bật nhất của nước Mỹ nửa đầu thế kỷ XX John Dewey là triết gia nổi bật nhất của nước Mỹ nửa đầu thế kỷ XX. Sự nghiệp của ông bao trùm suốt ba thế hệ, và người ta có thể nghe thấy tiếng nói của ông xen giữa những cuộc tranh luận về văn hoá trong và ngoài nước Mỹ từ những năm 1890 cho đến khi ông qua đời năm 1952, ở tuổi 93. Trong suốt sự nghiệp lâu dài của mình, Dewey đã phát triển một học thuyết kêu gọi sự gắn kết giữa lý thuyết và thực hành. Ông đã thể hiện sự hợp nhất này trong bản thân công việc của mình với tư cách là một trí thức, đồng thời là nhà hoạt động chính trị. Tư tưởng của ông dựa trên quan niệm đạo đức rằng “dân chủ là tự do” và ông đã dành cuộc đời mình cho việc xây dựng một triết lý đầy thuyết phục cho quan niệm này và tích cực tuyên truyền nhằm hiện thực hoá lý thuyết đó. Tâm huyết của Dewey cho nền dân chủ và việc hợp nhất lý thuyết và thực hành được thể hiện rõ rệt nhất trong sự nghiệp “nhà cải cách giáo dục” của ông. Khi bắt đầu những công việc của một giảng viên tại Đại học Chicago vào mùa thu năm 1894, ông đã viết cho người vợ mình là Alice: “Nhiều lúc, anh nghĩ mình sẽ thôi việc trực tiếp giảng dạy tiếp môn triết học, và sẽ dạy nó thông qua khoa sư phạm”. Mặc dù ông không thực sự bỏ dạy triết học, nhưng những quan điểm triết học của Dewey có lẽ đến được với nhiều độc giả thông qua những cuốn sách dành cho các nhà giáo dục (như Trường học và xã hội (1899), Cách chúng ta nghĩ (1910), Dân chủ và giáo dục (1916) và Kinh nghiệm và giáo dục (1938)), hơn là những cuốn hướng trực tiếp vào những triết gia đồng nghiệp. Dewey đã từng nói Dân chủ và giáo dục là cuốn sách tổng kết đầy đủ nhất “toàn bộ quan điểm triết học” của ông (Dewey, 1916). Không phải ngẫu nhiên, mà ông cùng rất nhiều triết học gia lớn đều đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục, bởi có “một mối quan hệ mật thiết và tất yếu giữa nhu cầu về triết học và sự cần thiết của giáo dục.” Nếu triết học là sự thông thái, là viễn .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.