TAILIEUCHUNG - Tăng đường huyết sau ăn và nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường

Chỉ số đường huyết (ĐH) sau ăn tăng vọt là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch hàng đầu. Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng, kiểm soát chỉ số ĐH sau ăn bình thường và ổn định đã làm giảm một cách có ý nghĩa tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ). Hiện nay, đây là một trong những mục tiêu điều trị quan trọng đối với người bệnh ĐTĐ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mối liên hệ giữa ĐTĐ và các biến chứng tim mạch ĐTĐ. | Tăng đường huyết sau ăn và nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường Kiểm tra đường huyết. Chỉ số đường huyết ĐH sau ăn tăng vọt là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch hàng đầu. Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng kiểm soát chỉ số ĐH sau ăn bình thường và ổn định đã làm giảm một cách có ý nghĩa tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường ĐTĐ . Hiện nay đây là một trong những mục tiêu điều trị quan trọng đối với người bệnh ĐTĐ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mối liên hệ giữa ĐTĐ và các biến chứng tim mạch ĐTĐ týp 2 được định nghĩa bởi tình trạng tăng ĐH mạn tính đã và đang là một trong những mối đe dọa chủ yếu đến sức khỏe con người ở thế kỷ 21. ĐTĐ là một nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. Nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 2-10 lần so với người bình thường là một ví dụ minh chứng cho nhận xét nói trên. Những yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành có thể điều chỉnh và thay đổi được đó là tăng huyết áp động mạch rối loạn lipid máu với LDL-C tăng HDLC giảm và nồng độ hemoglobine Alc HbA1c . Với người bệnh ĐTĐ týp 2 những yếu tố nguy cơ này cần phải được kiểm soát hết sức chặt chẽ nhất là ĐH và hoặc nồng độ HbA1c. Cần nhấn mạnh rằng tần suất các biến chứng tim mạch do tổn thương vi mạch hay các mạch máu lớn đều liên quan đến sự cân bằng ĐH và biến chứng tim mạch tăng lên rõ rệt ngay khi tỷ lệ HbA1c vượt quá 6 . Tỷ lệ nhồi máu cơ tim trong 10 năm giảm tới 15 nếu nồng độ HbA1c giảm 0 9 . Điều này chứng tỏ kiểm soát ĐH là một mục tiêu đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân ĐTĐ. Tuy nhiên theo khuyến cáo của Hội ĐTĐ Hoa Kỳ thì không nên sử dụng HbA1c như một chỉ số duy nhất để chứng tỏ sự ổn định về nồng độ ĐH bệnh nhân mà cần phải lưu ý đến lượng ĐH sau ăn của người bệnh. Tăng ĐH sau ăn đóng vai trò hàng đầu trong biến chứng tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ Chỉ chú ý điều chỉnh nồng độ ĐH khi đói ở bệnh nhân ĐTĐ là chưa đủ. Người ta nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người ĐTĐ týp 2 tương quan với lượng đường trong máu sau ăn và không

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.