TAILIEUCHUNG - Giải bài tập 1,2,3,4,5,6,7,8 trang 45 SGK Vật lý 12

Để có thêm phương pháp giải bài tập hiệu quả, mời các em cùng tham khảo tài liệu hướng dẫn giải bài tập trang 45 SGK Vật lý 12: giao thoa sóng do sưu tầm và tổng hợp. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cung cấp những kiến thức hữu ích cho các em học sinh trong quá trình học tập và nâng cao kiến thức. | Các em học sinh có thể xem qua nội dung của tài liệu qua đoạn trích dưới đây. Ngoài ra, để nâng cao kỹ năng giải bài tập, mời các em cùng tham khảo thêm các dạng Bài tập về Sóng cơ học. Hoặc để chuẩn bị tốt và đạt được kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, các em có thể tham gia khóa học online Luyện thi toàn diện THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2017 trên website HỌC247.   A. Tóm tắt lý thuyết Giao thoa sóng SGK Vật lý 12 I. Hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước. 1. Thí nghiệm Trên mặt nước có hai nguồn phát sóng giống hệt nhau S1, S2 lan tỏa ra gặp nhau, sau một thời gian ta thấy trên mặt nước xuất hiện một loạt gợn sóng ổn định có hình các đường hypebol và có tiêu điểm là S1, S2. 2. Giải thích Ở trong miền hai sóng gặp nhau, có những điểm dao động rất mạnh, do hai sóng gặp nhau chúng tăng cường lẫn nhau, có những điểm đứng yên, do hai sóng gặp nhau chúng triệt tiêu nhau. Tập hợp các điểm cực đại tại thành các đường hypebol, tập hợp các điểm đứng yên cũng tạo thành các đường hypebol khác. Hiện tượng hai sóng gặp nhau tạo nên các gợn sóng ổn định gọi là hiện tượng giao thoa của hai sóng. Các gợn sóng có hình các đường hypebol gọi là các vân giao thoa II. Cực đại và cực tiểu 1. Dao động của một điểm trong vùng giao thoa Giả sử phương trình dao động tại hai nguồn là: uS1 = uS2 = Acosωt Các phương trình dao động tại M do sóng từ S1 và S2 truyền tới là: u1M=Acos(ωt−2πd1λ);u2M=Acos(ωt−2πd2λ) Dao động tổng hợp tại M là: uM=u1M+u2M=2Acos(π(d2−d1)λ)cos(ωt−π(d2+d1)λ) Biên độ dao động tổng hợp tại M là: AM=∣∣2Acos(π(d2−d1)λ)∣∣ Ta thấy biên độ AM phụ thuộc vào hiệu đường đi (d2 – d1) từ nguồn tới M.    2. Vị trí cực đại và cực tiểu giao thoa Tại M sẽ có cực đại khi: ∣∣cos(π(d2−d1)λ)∣∣=1→d2−d1=kλ, trong đó k ∈ Z. Những điểm tại đó dao động có biên độ cực đại là những điểm mà hiệu đường đi của hai sóng từ nguồn truyền tới bằng một số nguyên lần bước sóng λ. Khoảng cách giữa

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.