TAILIEUCHUNG - Công giáo với vấn đề nghi lễ phương Đông trong lịch sử Việt Nam

Trên cơ sở trình bày khái quát bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam trước khi Công giáo du nhập, nội dung chính của bài viết này đề cập đến vấn đề Công giáo với nghi lễ Phương Đông như việc thờ cúng trái với giáo lý Công giáo, hành vi và niềm tin trái với giáo lý Công giáo, việc tham gia các hoạt động trái với giáo lý Công giáo. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 – 2014 83 LÊ TUẤN ĐẠT* CÔNG GIÁO VỚI VẤN ĐỀ NGHI LỄ PHƯƠNG ĐÔNG TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM Tóm tắt: Trên cơ sở trình bày khái quát bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam trước khi Công giáo du nhập, nội dung chính của bài viết này đề cập đến vấn đề Công giáo với nghi lễ Phương Đông như việc thờ cúng trái với giáo lý Công giáo, hành vi và niềm tin trái với giáo lý Công giáo, việc tham gia các hoạt động trái với giáo lý Công giáo. Từ đó, bài viết phân tích một số hệ lụy của vấn đề Công giáo với nghi lễ Phương Đông trong những thế kỷ đầu tôn giáo này du nhập vào Việt Nam. Từ khóa: Công giáo Việt Nam, nghi lễ Phương Đông, văn hóa Việt Nam. 1. Bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam trước khi Công giáo du nhập Thời kỳ đầu có mặt tại Việt Nam, dưới sự dẫn dắt của các giáo sĩ Dòng Tên, mối quan hệ giữa Công giáo với văn hóa truyền thống khá tốt đẹp. Người dân ít kỳ thị tôn giáo mới, ngược lại các giáo sĩ cũng nhanh chóng hòa nhập vào văn hóa và xã hội Việt Nam, chiếm được sự ưu ái của nhà cầm quyền. Nền văn hóa Việt Nam trước khi Công giáo du nhập đã định hình và được thử thách qua hàng nghìn năm Bắc thuộc với những yếu tố bền vững. . Làng Việt Văn hóa Việt Nam truyền thống có thể nói là văn hóa làng với nền tảng nông nghiêp, nông thôn và nông dân, với nền kinh tế tự cấp, tự túc đã tạo nên mô hình khép kín. Trong lịch sử, mặc dù chưa bao giờ là một tổ chức hành chính được chính thức công nhận, nhưng làng thực sự là một thiết chế kinh tế, văn hóa, xã hội với những sinh hoạt cộng đồng chặt chẽ. Trong làng tồn tại nhiều tổ chức với những sinh hoạt cộng đồng, trong đó “sinh hoạt cộng đồng được toàn thể dân làng chú ý là việc tế tự, và với việc tế tự, dân làng cùng có với nhau một mối liên lạc mật thiết, * Phòng Kỹ thuật Quân sự, Quân khu 3, Thành phố Hải Phòng. Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014 84 mật thiết vì tính chất thiêng liêng của sinh hoạt, mật thiết vì tín ngưỡng đồng nhất của dân làng”1. Việc tế tự này thể hiện ở sự thờ cúng Thành hoàng, Thổ địa,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.